San hô Biển Đông bị tàn phá vì Trung Quốc bồi đắp đảo
11 Tháng Mười 2020 8:05 CH GMT+7
Các rạn san hô ở Biển Đông là những cấu trúc rất quan trọng đối với môi trường biển và giúp ngăn chặn sự suy giảm trữ lượng cá, vốn là nguồn tài nguyên duy trì sinh kế của hàng chục triệu người.

Theo trang tin BenarNews ngày 5-10, giới chuyên gia đang lên tiếng báo động về thực trạng các rạn san hô ở Biển Đông đang bị hủy hoại, phần lớn do hoạt động bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và đánh bắt hải sản quá mức của Trung Quốc.

San hô Biển Đông bị tàn phá vì Trung Quốc bồi đắp đảo

Ước tính rằng hơn 90% các rạn san hô còn lại ở Biển Đông cần được chú ý bảo tồn ngay lập tức. Nguồn:Benarnews)

Các chuyên gia cũng cho biết Trung Quốc gây khó khăn trong việc tiếp cận các rạn san hô phục vụ nghiên cứu, đồng thời kêu gọi sự hợp tác trong khu vực nhằm ngăn chặn việc đánh bắt hải sản quá mức.

Theo một báo cáo nghiên cứu năm 2016, Biển Đông là khu vực có các rạn san hô phong phú và đa dạng sinh học, trải dài trên diện tích khoảng 458.430 km2. Hiện có khoảng 571 loài san hô và 3.794 loài cá sinh sống nơi đây.

Ông John McManus, một giáo sư chuyên ngành Hải sinh học thuộc Đại học Miami ở bang Florida của Mỹ, cho biết: “Chúng ta luôn đối diện nguy cơ biến mất ngành đánh bắt hải sản ven biển, và theo chúng tôi thì nguyên do ngành này chưa biến mất là vì các loài cá vẫn đang từ các rạn san hô ở ngoài khơi bơi vào. Vì vậy, chúng ta phải bảo vệ các rạn san hô đó”.

Thế nhưng, theo Giáo sư McManus, một số rạn san hô ở Biển Đông đã “biến mất vĩnh viễn” vì bị con người bồi đắp xây dựng các căn cứ quân sự ngay trên chúng. Ông nói: “Nếu con người bồi đắp xây dựng một thứ gì đó, nếu con người trút đất cát, gạch đá… xuống, chắc chắn sẽ không có cách nào để hồi phục”.

Phần lớn các hoạt động bồi đắp xây dựng như thế do Trung Quốc thực hiện, bao gồm cả các vụ nạo vét ở Đá Chữ Thập, Đá Subi, Đá Vành Khăn, Đảo Phú Lâm (thuộc các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam nhưng Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép) và một số đảo nhỏ khác từ năm 2014-2017, nhằm bồi đắp xây dựng các đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự.

Hình ảnh vệ tinh ngày 5-10 cho thấy một mảng đá ngầm ở phía tây bắc của Đảo Phú Lâm đã được nạo vét, xung quanh là vùng nước màu xanh lam. Ảnh: PLANET LABS INC.

Hình ảnh vệ tinh ngày 5-10 cho thấy một mảng đá ngầm ở phía tây bắc của Đảo Phú Lâm đã được nạo vét, xung quanh là vùng nước màu xanh lam. Ảnh: PLANET LABS INC.

Theo nghiên cứu của ông McManus, diện tích các rạn san hô bị phá hủy do hoạt động bồi đắp và săn lùng ngao sò của Trung Quốc lên đến khoảng 258.999 km2. Mặc dù Trung Quốc đã dừng các hoạt động xây dựng quy mô lớn từ năm 2017, song hình ảnh vệ tinh cho thấy nước này vẫn tiến hành hoạt động bồi đắp tại một số khu vực trên Biển Đông.

Chẳng hạn, một mảng san hô ở phía tây bắc của đảo Phú Lâm, tiền đồn quân sự chính của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, vừa bị phá ra và nạo vét để xây dựng một cấu trúc chưa xác định. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các thiết bị thi công xây dựng thường xuyên xuất hiện trên công trình đó kể từ đầu tháng 4.

Theo báo cáo của tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á năm 2019, một mối đe dọa lớn khác chính là hoạt động khai thác ngao sò của các đoàn tàu đánh cá Trung Quốc, với những chiếc tàu có gắn thêm hệ thống chân vịt, càn quét các khu vực như bãi cạn Scarborough và quần đảo Hoàng Sa.

Giáo sư McManus ước tính rằng hơn 90% các rạn san hô còn lại ở Biển Đông cần được chú ý bảo tồn ngay lập tức.

Tương lai của các rạn san hô rất quan trọng đối với trữ lượng cá. Ngoài ngao sò, các loài cá khác cũng có mối quan hệ cộng sinh với các rạn san hô, đáng chú ý nhất là việc các rạn san hô chính là nơi ẩn náu của tất cả cá con trước khi chúng trưởng thành, sau đó bơi về các vùng ven biển Philippines, Việt Nam và nhiều vùng ở Malaysia.

Hãng Kyodo ngày 8.10 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã có cuộc gặp với Tư lệnh Các lực lượng Mỹ ở Nhật Kevin Schneider và chia sẻ quan ngại về các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. “Trong khi thảo luận, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật trong việc duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, theo thông cáo của các lực lượng Mỹ ở Nhật. “Hai lãnh đạo khẳng định cam kết phối hợp cùng nhau để đối phó với các mối đe dọa an ninh chung. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Kishi đến căn cứ ở phía tây Tokyo kể từ khi ông nhậm chức vào tháng trước. Chuyến thăm diễn ra sau khi ngoại trưởng các nước “bộ tứ kim cương” gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Úc, họp tại Tokyo và khẳng định về hợp tác an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trước đó vào ngày 7.10, ông Kishi đã điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và đồng ý phối hợp chặt chẽ để tìm hướng thay thế cho kế hoạch trang bị hệ thống phòng không Aegis trên bộ đã bị hủy.

 

Theo thoidai.com.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.