Ảnh vệ tinh: Bắc Kinh đặt máy phát năng lượng sóng ở Hoàng Sa
12 Tháng Mười 2020 8:00 CH GMT+7
(PLO)- Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đặt một máy phát năng lượng sóng tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trang tin BenarNews  ngày 8-10 dẫn hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt một máy phát năng lượng sóng thử nghiệm ngoài khơi đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép).

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và biến thành một tiền đồn quân sự.

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và biến thành một tiền đồn quân sự.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy dấu hiệu Trung Quốc đang đặt một thiết bị chuyển đổi năng lượng từ sóng biển với kích thước 42 m x 35 m, cách đảo Phú Lâm chưa tới 1,6 km về phía bắc - nơi Bắc Kinh lập trái phép cái gọi là “thành phố Tam Sa” với các cơ sở quân sự cùng khoảng 2.000 cư dân. 

Cấu trúc trên lần đầu tiên được phát hiện vào ngày 1-10 và vẫn ở đó cho tới ngày 6-10, thời điểm gần nhất BenarNews theo dõi. 

BenarNews  dẫn lời ba chuyên gia nhận định cấu trúc xuất hiện trong ảnh vệ tinh chính là một máy phát năng lượng sóng.

Mạng lưới năng lượng ngoài khơi

Ông Jonas Nahm - trợ lý giáo sư về năng lượng, tài nguyên và môi trường tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) - cho rằng việc Trung Quốc thử nghiệm các nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi ở vị trí cách xa bờ đại lục như trên là điều bất thường. Các nhà sản xuất thường muốn thử nghiệm gần phạm vi lãnh thổ hơn, phần lớn do phụ thuộc vào sự hỗ trợ của chính phủ.

Ảnh vệ tinh: Bắc Kinh đặt máy phát năng lượng sóng ở Hoàng Sa - ảnh 1

Hình ảnh vệ tinh ngày 5-10 cho thấy Trung Quốc đã đặt một máy phát năng lượng sóng tại đảo Phú Lâm. Ảnh: PLANET LABS INC. 

“Chắc hẳn phải có sự ưu đãi từ chính quyền tỉnh và trung ương khi triển khai máy phát tại vị trí đó. Tôi chỉ có thể suy đoán về các động cơ địa chính trị… nhưng cũng có thể do nơi đây có nguồn gió thuận lợi để thử nghiệm các ứng dụng nhất định” - ông Nahm cho biết.

Trước đó, theo một nhà nghiên cứu, một máy phát năng lượng sóng có tên "Pioneer-1" - thuộc sở hữu và vận hành của Viện Chuyển đổi Năng lượng Quảng Châu (GIEC) - hồi tháng 4-2018 đã được đưa đến vị trí tương tự. 

Hình ảnh vệ tinh mới nhất của BenarNews cho thấy Trung Quốc đã đặt một máy phát điện hoặc một mô hình tương tự tại đảo Phú Lâm. Hồi tháng 4, trang web của Bộ Tài chính Trung Quốc đã công bố một cuộc đấu thầu liên quan "hoạt động lai dắt" thiết bị Pioneer-1 ở quần đảo Hoàng Sa.

GIEC gần đây đã ký thỏa thuận với một công ty con của Tập đoàn China Resources nhằm phát triển một mạng lưới năng lượng ngoài khơi, tích hợp các máy phát năng lượng sóng quy mô lớn và trang trại gió, nhằm cung cấp năng lượng cho miền nam Trung Quốc.

Theo thông cáo báo chí từ Viện Khoa học Trung Quốc, GIEC đang hợp tác với các công ty năng lượng nhằm cung cấp năng lượng tái tạo cho các “hòn đảo ngoài khơi” với mục đích đưa Trung Quốc trở thành một “cường quốc về biển”.

Theo GIEC, máy phát năng lượng sóng ”Pioneer-1” có thể cung cấp năng lượng với công suất 260 kW cho “những hòn đảo xa xôi và rạn san hô”. Tuy nhiên, viện này gần đây đã đưa ra một nền tảng lớn hơn nhiều có tên là “Zhoushan” với công suất 500 kW.

Đầu năm nay, máy phát năng lượng sóng “Zhoushan” đã được kéo ra đảo Dawanshan, ngoài khơi thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, trong khuôn khổ dự án giới thiệu sản phẩm do Bộ Tài nguyên Trung Quốc tài trợ.

"Không đáng tin cậy"

Nhằm cung cấp năng lượng cho các tiền đồn mà nước này chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và số bãi đá tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Trung Quốc hiện đang kết hợp sử dụng máy phát điện diesel, hệ thống năng lượng mặt trời và trang trại gió, nhưng hầu hết đều phụ thuộc vào dầu diesel. 

Ảnh vệ tinh: Bắc Kinh đặt máy phát năng lượng sóng ở Hoàng Sa - ảnh 2

Máy phát năng lượng sóng “Zhoushan” do Viện chuyển đổi năng lượng Quảng Châu sở hữu và vận hành. Ảnh: VIỆN KHOA HỌC TRUNG QUỐC

Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á hồi năm 2017 đã công bố hình ảnh vệ tinh lần đầu tiên cho thấy sự xuất hiện của các tấm quang năng và tuabin gió tại đảo Cây thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Tuy nhiên, các khu dân cư trái phép của Trung Quốc tại Hoàng Sa chủ yếu vẫn dựa vào nguồn năng lượng từ dầu diesel, theo một báo cáo của các nhà nghiên cứu có liên kết với Tổng công ty Lưới điện Nhà nước Trung Quốc được xuất bản hồi cuối tháng 9.

Báo cáo đã cung cấp các chi tiết khác về cách Trung Quốc cung cấp năng lượng tại các hòn đảo xa, giải thích cách cáp ngầm kết nối các đảo xa với một hòn đảo "trung tâm phụ tải" có vai trò sản xuất phần lớn năng lượng, sau đó được kết nối vào đất liền Trung Quốc bằng một cáp ngầm khác.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đánh giá phương pháp cung cấp năng lượng cho các tiền đồn của Trung Quốc hiện nay là “không đáng tin cậy”, với lý do cáp ngầm không đảm bảo độ chắc chắn và việc vận chuyển liên tục của các tàu từ đất liền ra các đảo. Thay vào đó, họ đề xuất một lưới điện dùng năng lượng tái tạo do địa phương sản xuất cho các đảo phi pháp của Trung Quốc.

Ông Nahm cho biết năng lượng sóng là một lựa chọn để trở thành nguồn cung cấp điện chính cho lưới điện Trung Quốc, mặc dù ông lưu ý rằng Bắc Kinh ngày càng quan tâm đến các công nghệ năng lượng tái tạo có thể mang lại giá trị kinh tế từ việc xuất khẩu.

“Trung Quốc rất chú trọng việc tạo ra các mảng công nghệ năng lượng sạch, từ pin xe điện cho đến ngoài khơi (tuabin gió), và coi đây là một loại chiến lược phát triển kinh tế cũng như chiến lược cạnh tranh quốc gia” - ông Nahm cho biết.

Ông nói thêm: “Các thị trường trong nước, theo nhiều cách, đang đóng vai trò là nơi thử nghiệm các công nghệ. Trung Quốc hy vọng cuối cùng họ có thể xuất khẩu năng lượng thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường hoặc các chương trình xuất khẩu khác sang các nền kinh tế đang phát triển, cũng như các nền kinh tế công nghiệp hóa".

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.