Thao túng Mekong
01 Tháng Mười Một 2020 6:23 CH GMT+7
TP - Đấu trường Mỹ-Trung ở Đông Nam Á không còn giới hạn trên Biển Đông nữa mà lan sang cả Mekong, con sông dài 4.350 km chảy qua sáu quốc gia. Ngay sau cuộc họp của Trung Quốc (TQ) với năm nước hạ nguồn Mekong, lần đầu tiên Mỹ cũng làm thế. Mekong đang trở nên nóng và đặt ASEAN vào thế lưỡng nan mới.

Thực tình Mỹ đã đặt dấu ấn tại Mekong trước TQ. Từ thời của Tổng thống Obama, họ khởi xướng Sáng kiến Hạ lưu Mekong (LMI) năm 2009 trên sáu lĩnh vực. Còn TQ mãi đến 2016 mới tạo dựng Hợp tác Lan Thương-Mekong (LMC) song phải thừa nhận họ chậm mà chắc.

 Mỹ làm gì thì TQ làm nấy và bao giờ cũng hoành tráng hơn. Mỹ mở đầu bằng hợp tác nông nghiệp thì bảy năm sau TQ chậm chân cũng thi triển tương tự và kèm món khổng lồ là kết nối với Sáng kiến Vành đai&Con đường (BRI). Kể từ 2009, Mỹ viện trợ cho khu vực trong khuôn khổ LMI 120 triệu USD; còn TQ, ngay năm đầu tiên thành lập LMC, chi hơn 300 triệu USD.

song mekong se la mat tran tiep theo trong doi dau my - trung? hinh 1

Đập thủy điện Cảnh Hồng của Trung Quốc ở thượng nguồn sông Mekong. Ảnh: AFP

 Mỹ tuyên bố to, TQ tuyên to hơn. Ngày 11/9, ngoại trưởng Mike Pompeo tổng kết Mỹ viện trợ 3,5 tỷ USD cho các nước tiểu vùng Mekong suốt 11 năm qua. Còn TQ, chỉ ba năm sau khi khởi động LMC, đã rót cho cùng nhóm quốc gia Mekong thông qua BRI 11,54 tỷ USD với 45 dự án khởi động.

 Thực tình mà nói, LMI dưới thời chính quyền Trump trở nên sôi động hẳn. TQ tổ chức một hội nghị thường niên với các đối tác Mekong cuối tháng 8 thì Mỹ chơi ba cuộc. Cuộc đầu tiên hồi tháng 4, họ coi Mekong là sông cạnh tranh chiến lược với TQ và tố TQ thao túng các nước hạ lưu bằng kiểm soát nguồn nước ở thượng lưu. Cuộc thứ hai vào tháng 7 và cuộc thứ ba gần trung tuần tháng 9.

 Lần đầu tiên TQ đồng ý chia sẻ đầy đủ dữ liệu thủy văn Mekong sau đợt khô hạn kỷ lục 2019 và có tin nói một phần là nhờ Mỹ. Trước đó, hạ lưu Mekong chỉ nhận được dữ liệu bốn tháng mùa mưa mỗi năm. Khi nghiên cứu của tổ chức Eyes on Earth (Mắt Trái Đất) kết luận TQ khống chế Mekong được loan báo cho quốc hội Mỹ, nghe nói, TQ đổi thái độ hẳn với các láng giềng.

 Điều bất thường là Mekong dường như chưa trở thành đề tài thảo luận chính thức tại diễn đàn ASEAN. Trong khi đó, chưa bao giờ cả Mỹ và TQ đồng thanh về Mekong nhiều như năm nay với tổng cộng bốn cuộc họp cấp cao.

Đúng như cảnh tỉnh của một học giả Singapore, đã đến lúc toàn ASEAN phải quan tâm thích đáng đến Mekong mà bà cho rằng TQ đang có ý đồ biến nó thành một dự án đường thủy siêu tốc làm rung chuyển không chỉ tiểu vùng Mekong.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.