Thách thức ở Mekong, Đông Nam Á thêm một "Biển Đông"?
19 Tháng Mười Hai 2020 5:28 CH GMT+7
Kinhtedothi - Cảnh báo các mối đe dọa đối với sự thống nhất của Đông Nam Á trên sông Mekong cũng “hiện hữu” như ở Biển Đông, Mỹ tuần này đã khởi động một dự án sử dụng vệ tinh để theo dõi mực nước tại các đập của Trung Quốc dọc con đường thủy sinh kế của hàng chục triệu dân trong khu vực.

Nền tảng “thay đổi cuộc chơi”?

Chính thức ra mắt hôm 15/12, Cơ quan Giám sát Đập Mekong (MDM) được cho là sẽ sử dụng dữ liệu và viễn thám từ các vệ tinh xuyên mây để theo dõi mực nước trong các đập của Trung Quốc - vốn bị cáo buộc giữ lượng nước trên đường chảy xuống các quốc gia hạ lưu. Đây là dự án liên doanh giữa Trung tâm Stimson, có trụ sở tại Washington, và công ty nghiên cứu Eyes on Earth của Mỹ, do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ một phần.

Một ngư dân bên sông Mekong. Ảnh: Reuters

Động thái diễn ra sau 1 năm chứng kiến sự giám sát ngày càng tăng của toàn cầu đối với 11 con đập lớn trên sông Lan Thương - đoạn sông Mekong trên lãnh thổ Trung Quốc, dài 4.350km. Kể từ năm ngoái, một số quốc gia hạ lưu sông Mekong đã báo cáo tình trạng hạn hán nghiêm trọng. Điển hình là các con sông dọc biên giới Lào và Thái Lan bị khô cạn hoàn toàn, tiếp nối một đợt khô hạn kỷ lục từng diễn ra năm 2016. Không ít nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy, các đập ở thượng nguồn Mekong là một trọng những nguyên nhân.

Vào tháng 4/2020, một báo cáo của Eyes on Earth đã chỉ ra rằng, các hồ đập của Trung Quốc đã ngăn chặn lượng mưa gió mùa dư thừa, làm trầm trọng thêm tình trạng hạn hán ở 5 quốc gia hạ lưu - gồm Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam - nơi có hơn 66 triệu người sống dựa vào nguồn tài nguyên của sông Mekong. Báo cáo kết luận: “Trong vòng 6 tháng năm 2019, trong khi Trung Quốc nhận được lượng mưa trên mức trung bình, các con đập của quốc gia này đã giữ lại nhiều nước hơn bao giờ hết, ngay cả khi các quốc gia ở hạ nguồn phải hứng chịu một đợt hạn hán chưa từng có”. Báo cáo được đồng ủy quyền bởi Sáng kiến Hạ nguồn sông Mekong (LMI) của Mỹ - hiện đã được nâng cấp lên thành Đối tác Mekong - Hoa Kỳ và Đối tác Cơ sở hạ tầng bền vững, được Liên Hợp quốc hậu thuẫn.

The Diplomat dẫn lời Brian Eyler - Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson hứa hẹn, nền tảng của MDM sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn bao giờ hết về tác động của các đập ở thượng nguồn của Trung Quốc. Tương tự Trình theo dõi cơ sở hạ tầng Mekong của Stimson, nó cũng sẽ được cung cấp công khai cho công chúng. “Nền tảng này sẽ thay đổi cuộc chơi”, ông Eyler nói.

“Lần đầu tiên chúng ta sẽ có dữ liệu hàng tuần về tất cả các đập của Trung Quốc, và người dùng sẽ tận mắt chứng kiến, cũng như chứng thực các dữ liệu đó qua ảnh vệ tinh… Nền tảng cũng sẽ theo dõi mực nước của 15 đập ở hạ lưu con sông, để biết nước đang ở đâu vào bất kỳ thời điểm nào, từ đó cũng hiểu rõ hơn về tác động của các hoạt động đập nơi thượng nguồn”, vị giám đốc giải thích.

Về phần mình, Chính phủ Bắc Kinh đã lập tức phản ứng với dự án ra mắt hôm 15/12 của Mỹ. Tại một cuộc họp báo cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cáo buộc Washington đang cố gắng chia rẽ Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á vùng Mekong - những bên đã “vượt qua sự đàm tiếu và can thiệp từ bên ngoài” để thúc đẩy hợp tác về nguồn nước trong những năm qua.

Bắc Kinh cũng bác bỏ kết quả báo cáo của Eyes on Earth, đồng thời viện dẫn một nghiên cứu của Viện Kỹ thuật Năng lượng Tái tạo Trung Quốc, nói rằng nước được tích trữ tại các hồ chứa trong mùa lũ của nước này đã giúp ngăn chặn lũ lụt và hạn hán ở hạ lưu. Để đối phó với những lo ngại của các quốc gia hạ nguồn, Trung Quốc đã cam kết chia sẻ dữ liệu thủy văn quanh năm, khi cho ra mắt cổng chia sẻ dữ liệu trực tuyến hồi tháng 11 vừa qua, với khẩu hiệu “Chung dòng sông, chia sẻ tương lai”.

Cần đẩy mạnh hợp tác

Trong khi Trung Quốc tỏ ra không mấy hào hứng với việc ra mắt hệ thống giám sát, nhiều nhà phân tích và nhà hoạt động khu vực đã hoan nghênh sáng kiến của Mỹ, cho rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm tăng cường tính minh bạch sẽ mang lại lợi ích cho các nước Đông Nam Á có sinh kế và sinh thái bị ảnh hưởng bởi các hoạt động đập nơi thượng nguồn. Nhưng đồng thời, các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại rằng sáng kiến mới có thể bị chính trị hóa quá nhiều.

“Số hóa quá mức và chính trị hóa sông Mekong là có hại cho hợp tác khu vực. Sáng kiến này chỉ nên đơn thuần mang tính kỹ thuật, nhằm góp phần quản lý bền vững sông Mekong”, Vannarith Chheang - Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á, một tổ chức tư vấn độc lập có trụ sở tại Phnom Penh, đánh giá. Ông Chheang đề cao việc chia sẻ và minh bạch thông tin là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin.

Giáo sư Chính trị học Thitinan Pongsudhirak tại ĐH Chulalongkorn, Thái Lan, cảnh báo: “Nó (dự án MDM) có khả năng làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các siêu cường, mở rộng xu hướng này từ Biển Đông sang vùng lục địa Đông Nam Á”. Thật vậy, chính tại buổi ra mắt trực tuyến của MDM, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương David Stilwell đã liên kết những khó khăn của các nước trong việc nắm giữ một vị trí chung trên sông Mekong với tình hình bất ổn tại Biển Đông, nơi Bắc Kinh có yêu sách lãnh thổ chồng lấn với loạt quốc gia trong khu vực.

Sebastian Biba, thành viên Viện Chính sách Đối ngoại tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp, ĐH Johns Hopkins, dự báo một khả năng Bắc Kinh có thể sẽ phủ nhận một số dữ liệu của giám sát, làm gia tăng mâu thuẫn và mất lòng tin giữa các bên liên quan, khiến “những gì có vẻ thuận lợi hôm nay cũng có thể biến thành thảm họa vào ngày mai”. Vị chuyên gia lưu ý thêm rằng, nỗ lực đơn phương của bất cứ bên nào cũng có thể ảnh hưởng đến tiềm năng hợp tác chung trước nay, đẩy các cơ quan chuyên trách ra ngoài cuộc.

Trong một văn bản trả lời báo giới tuần này, Ủy hội sông Mekong (MRC) - cơ quan liên chính phủ chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước và sự phát triển bền vững của lưu vực, nói rằng, thông tin về lượng nước trữ trong toàn bộ sông Mekong sẽ “rất hữu ích” trong việc giúp phát triển các phương án giảm thiểu lũ lụt và hạn hán, bổ sung thêm vào các nỗ lực giám sát mặt đất và chia sẻ dữ liệu của MRC. Do đó, Ủy ban này kêu gọi các nước thành viên cần tham gia vào việc phát triển thêm công cụ này để “tăng cường hợp tác và tránh mọi hiểu lầm”.

"Lần đầu tiên chúng ta sẽ có dữ liệu hàng tuần về tất cả các đập của Trung Quốc và người dùng sẽ tận mắt thấy, cũng như chứng thực các dữ liệu đó qua ảnh vệ tinh." - Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson Brian Eyler

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.