Dự đoán "bức tranh toàn cảnh" công nghệ quốc phòng năm 2021
24 Tháng Mười Hai 2020 8:48 CH GMT+7
Dân Trí - Bất chấp một năm đầy thách thức, đầu tư cho đổi mới quốc phòng của nhiều nước vẫn tiếp tục "phi nước đại"; các chương trình dài hạn đã có những kết quả đầy hứa hẹn, có khả năng thay đổi cục diện chiến tranh trong tương lai.

Hãy xem các công nghệ đã thống trị năm 2020 sẽ tiến triển như thế nào trong năm tới!

Có và không có người lái

Tháng 10/2020, Quân đội Mỹ đã khởi động lại chương trình Phương tiện chiến đấu có người lái tùy chọn (Optionally Manned Fighting Vehicle - OMFV), với Rheinmetall, Raytheon và Textron. Tự động hóa rất phù hợp cho các hoạt động hàng hải, không chỉ để săn mìn, tuy vậy, sử dụng phương tiện có người lái sẽ giúp tăng thêm hiệu quả. Năm 2020, chương trình Phương tiện bề mặt không người lái cỡ lớn (Large Unmanned Surface Vehicle - LUSV) của Hải quân Mỹ vẫn được chuẩn bị để thực hiện mặc dù đã cắt giảm, được thiết kế để hoạt động không người lái nhưng có thể cùng với thủy thủ, nếu cần.

Dự đoán bức tranh toàn cảnh công nghệ quốc phòng năm 2021 - 1

Dự án máy bay thế hệ thứ sáu không người lái Tempest của Anh; Nguồn: defenceiq.com

Với máy bay, xu hướng có phi hành đoàn nhiều tiềm năng hơn. Bắt đầu vào năm 2018, Tempest là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đang được phát triển cho Không quân Hoàng gia Anh bởi tập đoàn Team Tempest bao gồm BAE Systems, Leonardo UK, Rolls-Royce, MBDA UK và Bộ Quốc phòng, sẽ đi vào hoạt động vào giữa những năm 2030, sử dụng công nghệ bầy đàn để điều khiển máy bay không người lái khi đang bay. Năm 2020 đã chứng kiến một số tin tức lạc quan cho Tempest - dự án này sẽ đóng góp ít nhất 25 tỷ bảng cho nền kinh tế của Vương quốc Anh và tạo ra trung bình 20.000 việc làm mỗi năm từ năm 2026 đến năm 2050.

Tuy nhiên, một chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh cảnh báo, Tempest có thể không phải là giải pháp toàn diện mà giới quân sự đang tìm kiếm. Có những hạn chế đáng chú ý khi tiến hành một giải pháp được điều khiển tùy chọn cho các máy bay chiến đấu trong tương lai, vì chúng hứa hẹn sẽ giữ lại những nhược điểm của cả hệ thống có người lái và không có người lái mà không mang lại lợi ích chính của cả hai cách tiếp cận.

Một START mới cho kiểm soát vũ khí

Tổng thống đắc cử Joe Biden sẽ nhậm chức vào tháng 1/2021, đã thể hiện rõ cam kết của mình đối với các hiệp ước kiểm soát vũ khí, tìm kiếm sự gia hạn đối với hiệp ước New START khống chế kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Ông Biden được nhiều người mong đợi sẽ tìm cách gia hạn hiệp ước New START được ký kết lần đầu tiên vào năm 2010 và sử dụng nó làm cơ sở để đàm phán các thỏa thuận kiểm soát vũ khí trong tương lai. Trang web của ông Biden tuyên bố: "Tổng thống đắc cử Biden sẽ thực hiện các bước khác để thể hiện cam kết của chúng ta trong việc giảm vai trò của vũ khí hạt nhân".

Như đã nói vào năm 2017, Biden tin mục đích duy nhất của kho vũ khí hạt nhân của Mỹ là răn đe - và nếu cần, sẽ trả đũa - bằng một cuộc tấn công hạt nhân. Với tư cách là Tổng thống, ông Biden sẽ làm việc để đưa niềm tin đó vào thực tế, có tham vấn các đồng minh và quân đội Mỹ. Về vấn đề Iran, Biden đã báo hiệu tham vọng của ông là đưa Mỹ tái gia nhập Thỏa thuận hạt nhân Iran - hay Kế hoạch hành động toàn diện chung - nếu Tehran quay trở lại tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận. Sau khi thỏa thuận được khôi phục, ông Biden sẽ thúc đẩy để "củng cố và kéo dài" thỏa thuận.

Chạy đua Internet vạn vật quân sự

Vào tháng 11, Trợ lý phụ trách Tiếp thu Công nghệ và Hậu cần của Bộ trưởng Không quân Mỹ xác nhận rằng, Internet vạn vật quân sự ("Internet of Military Things"), hay Hệ thống Quản lý Chiến đấu Tiên tiến ("Advanced Battle Management System" - ABMS) của Không quân Mỹ, đã sẵn sàng cho giai đoạn chuyển giao. ABMS đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo với các cuộc trình diễn và được hỗ trợ bởi Tổ chức doanh nghiệp chuyên nghiệp (PEO).

Việc phát triển tiếp theo đã được giao cho Văn phòng Năng lực Nhanh (Rapid Capabilities Office - RCO) của Không quân Mỹ (RCO), nơi đã giúp chế tạo máy bay vũ trụ X-37B. ABMS là một phần trong kế hoạch lớn hơn của Mỹ về khái niệm chỉ huy và kiểm soát chung trên mọi miền (Joint All-Domain Command and Control - JADC2), nhằm mục đích kết nối các cảm biến của Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến thành một mạng duy nhất.

Trong năm qua, Không quân Mỹ đã tổ chức ba cuộc trình diễn ABMS và hệ thống này thậm chí còn được sử dụng để hỗ trợ đối phó với đại dịch của Bộ Quốc phòng. Một hệ thống tương tự cũng đang được thực hiện ở Anh, để kết nối các lực lượng vũ trang của đảo quốc sương mù. Cuộc thử nghiệm Chiến đấu của Quân đội Anh (AWE) 2020 vừa rồi cho thấy, các công nghệ chỉ huy và điều khiển là một trọng tâm của các nỗ lực phát triển.

Khả năng mạng trong không gian

Năm 2020, Anh theo gương của Mỹ, ra mắt Bộ Tư lệnh Không gian của Lực lượng Không quân Hoàng gia có khả năng phóng tên lửa đầu tiên của Anh vào năm 2022, và tháng 11, Thủy quân lục chiến Mỹ kích hoạt Bộ Tư lệnh Không gian của Lực lượng Thủy quân lục chiến. Tuy nhiên, sự thật là có thể thấy nhiều chiến binh bàn phím hành động hơn là những chiến binh sử dụng súng phun lửa. Người ta tăng cường các khả năng tấn công và phòng thủ không gian mạng trong không gian trong suốt năm 2019 và 2020, vì nó ngày càng được coi là nơi tranh tài của các cường quốc quân sự thế giới.

Lực lượng Không gian Mỹ được thành lập tháng 12/2019 và đang nghiên cứu các giải pháp phòng thủ mạng hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) cho 180 hệ thống không gian của họ. Các tài sản dựa trên không gian như vệ tinh dựa vào các liên kết không gian mạng cho luồng dữ liệu đến và đi từ chúng, liên kết các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính và tình báo, giám sát, trinh sát. Các tài sản bố trí trong không gian dễ bị tấn công từ chối dịch vụ phân tán hoặc chiếm quyền điều khiển qua không gian mạng.

Các giải pháp an ninh mạng cho không gian trước hết là dựa trên phần mềm vì các giải pháp dò tìm trên không hoặc hạ vệ tinh để nâng cấp không phải là một lựa chọn. Các giải pháp an ninh mạng được điều chỉnh phù hợp, có lẽ được hỗ trợ bởi AI, để sử dụng trong không gian có tính đến tính chất cụ thể của lĩnh vực này (ví dụ, mức độ bức xạ cao) sẽ càng được săn đón vào năm 2021.

Khả năng tương tác, khả năng thay thế lẫn nhau, kết nối với nhau

Vương quốc Anh đang đưa sự hợp tác giữa các quân binh chủng của các Lực lượng vũ trang và các đồng minh của mình thành trung tâm khi nước này thực hiện các kế hoạch cải tiến quốc phòng và an ninh, thể hiện qua Đánh giá tổng thể (Integrated Review) sắp diễn ra và một thỏa thuận về khả năng tương tác với Mỹ. Anh đang xem xét làm thế nào để có thể gắn kết chặt chẽ hơn vũ khí của quốc gia. Đánh giá tổng thể sẽ được đưa ra vào năm 2021, là một phần then chốt của vấn đề này, bao quát về chính sách an ninh, quốc phòng, phát triển và đối ngoại.

Tháng 9/2020, Tổng tham mưu trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã công bố "khái niệm hoạt động liên kết" ("integrated operating concept") - một thay đổi cơ bản đối với cách tư duy của các lực lượng vũ trang. Vào tháng 10, tại Diễn đàn Tương lai Đại Tây Dương, Hải quân Mỹ và Vương quốc Anh đã công bố kế hoạch hoạt động chặt chẽ hơn với nhau, nhằm mục đích "thay thế cho nhau" giữa hai lực lượng. Đô đốc Hải quân Mỹ Michael Gilday nói, ông ta và Đô đốc Hải quân Hoàng gia Anh Tony Radakin sẽ ký một tuyên bố về ý định liên kết chiến đấu trong tương lai sẽ đặt ra một tầm nhìn hợp tác về khả năng hoán đổi cho nhau.

Việc ký kết này diễn ra sau việc các máy bay phản lực F-35 của Thủy quân lục chiến Mỹ hạ cánh trên tàu HMS Queen Elizabeth, sẽ được tiếp nối bằng một cuộc điều động khác của F-35 của Mỹ trong đợt triển khai hoạt động đầu tiên của tàu sân bay Anh vào năm 2021. Trong tương lai, liên kết lực lượng giữa các đồng minh và vũ khí khác nhau của quốc gia sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.