Eo biển Đài Loan và Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc và Mỹ cùng phô trương sức mạnh
31 Tháng Mười Hai 2020 5:53 CH GMT+7
VietTimes – Sau khi tàu khu trục "Mustin" đi qua eo biển Đài Loan vào ngày 19/12, sáng 31/12 Mỹ lại cho 2 tàu khu trục cùng đi dọc eo biển Đài Loan; trong khi đó Trung Quốc bắt đầu tập trận 10 ngày trên biển từ 29/12.

Theo trang tin Dongfang (Đông Phương) của Hồng Kông, sáng sớm ngày 31/12, hai tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG-54) và USS John McCain (DDG-56) của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan. Đây là lần thứ hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong tháng này, cũng là lần thứ hai Mỹ lại cho cặp đôi tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan cùng lúc sau hơn một năm rưỡi.

Tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG-54) - một trong hai tàu đi qua eo biển Đài Loan sáng 31/12 (Ảnh: Dongfang).

Tàu khu trục tên lửa USS Curtis Wilbur (DDG-54) - một trong hai tàu đi qua eo biển Đài Loan sáng 31/12 (Ảnh: Dongfang).

Quân đội Mỹ tuyên bố hoạt động này cho thấy Mỹ cam kết bảo vệ quyền tự do trên vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương, miễn là luật pháp quốc tế cho phép, quân đội Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bay, hàng hải và các nhiệm vụ khác.

Đông Phương cho rằng, đáng chú ý là việc hai tàu chiến của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan cùng lúc là điều hiếm khi xảy ra. Lần gần đây nhất xảy ra vụ việc kiểu này là vào tháng 5/2019.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước đó đã nhiều lần có phản ứng về việc tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó là Cảnh Sảng từng tuyên bố trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh hôm 17/1/2020 rằng phía Trung Quốc theo dõi sát và nắm toàn bộ quá trình tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan.

Eo biển Đài Loan và Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc và Mỹ cùng phô trương sức mạnh ảnh 1

Tàu khu trục USS John McCain (DDG-56) của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan sáng 31/12 (Ảnh: Dongfang).

Cảnh Sảng nhấn mạnh, vấn đề Đài Loan liên quan đến chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời là “vấn đề nhạy cảm và quan trọng nhất trong quan hệ Trung - Mỹ”. Ông nói: "Chúng tôi kêu gọi Mỹ tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và các quy định của ba bản thông cáo chung Trung - Mỹ, đồng thời xử lý các vấn đề liên quan đến Đài Loan một cách thận trọng và đúng đắn để không làm tổn hại quan hệ Trung - Mỹ cũng như hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan".

Đàm Khắc Phi, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, cũng nhiều lần tuyên bố: "Đài Loan là một phần không thể chia cắt của Trung Quốc. Nếu thế lực ly khai 'Đài Loan độc lập' dám tách Đài Loan khỏi Trung Quốc dưới bất kỳ danh nghĩa nào và bằng bất cứ phương thức gì, chúng ta sẽ kiên quyết đánh bại bằng mọi giá”.

Eo biển Đài Loan và Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc và Mỹ cùng phô trương sức mạnh ảnh 2

Tàu sân bay Sơn Đông và tàu tấn công đổ bộ Type 075 ở Tam Á, Hải Nam (Ảnh: Dwnews).

Người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông quân đội Trung Quốc, Đại tá Trương Xuân Huy, hôm 19/12 đã lên tiếng về việc tàu USS "Mustin" đi qua eo biển Đài Loan. Ông thông báo, vào đêm ngày 18/12/2020, tàu USS "Mustin" đã đi qua eo biển Đài Loan. Chiến khu miền Đông PLA đã tổ chức lực lượng hải quân và không quân để theo dõi và giám sát tàu Mỹ trong toàn bộ quá trình.

Trương Xuân Huy chỉ ra rằng: “Trong thời gian gần đây, Mỹ thỉnh thoảng lại cho các tàu chiến của họ đi qua eo biển Đài Loan và thổi phồng, cố tình làm vấn đề eo biển Đài Loan nóng lên, sợ eo biển Đài Loan yên ả, và gửi tín hiệu cho thế lực ‘Đài Loan độc lập’, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan. Các hành động liên quan của Mỹ thực chất là diễu võ dương oai và đánh lừa dư luận về ‘thao túng hỗn hợp’ (cùng nhau kiểm soát), là sự ích kỷ về mặt chiến lược, trong đó dùng Đài Loan làm quân cờ và trò chơi. Chúng tôi kiên quyết phản đối điều này. Các lực lượng của Chiến khu miền Đông sẽ luôn theo dõi chặt chẽ tình hình tại eo biển Đài Loan và kiên quyết thực hiện chức trách, sứ mạng của mình”.

Eo biển Đài Loan và Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc và Mỹ cùng phô trương sức mạnh ảnh 3

Ba khu vực PLA diễn tập trên Biển Đông ở phía Nam, Tây Nam và Đông Nam đảo Hải Nam trong 10 ngày từ 29/12 (Ảnh: Dwnews).

Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) ngày 31/12 đưa tin, ngay sau khi tàu USS "Mustin" của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, vào ngày 20/12 tàu sân bay Sơn Đông của PLA đã vượt qua eo biển Đài Loan và tiến về phía nam. Sau đó, quân đội Trung Quốc đã xác nhận tin này.

Ngày 21/12, ông Lưu Văn Thắng, người phát ngôn của Hải quân Trung Quốc thông báo, ngày 20/12, biên đội tàu sân bay Sơn Đông đã thành công đi qua eo biển Đài Loan và tới vùng biển liên quan của Biển Đông để huấn luyện.

Lưu Văn Thắng nhấn mạnh, sau một năm kể từ khi tàu Sơn Đông đi vào biên chế, nó đã “hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ” như cất và hạ cánh máy bay trên tàu sân bay, sử dụng vũ khí thực tế, chạy thử hệ thống chiến đấu, khả năng tác chiến của hệ thống liên tục được nâng cao trong các đợt huấn luyện thử nghiệm. Lần tổ chức diễn tập cơ động liên khu vực của biên đội tàu sân bay Sơn Đông lần này là việc sắp xếp bình thường được thực hiện theo kế hoạch hàng năm. Trong thời gian tới PLA sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tương tự tùy theo nhu cầu huấn luyện.

Eo biển Đài Loan và Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc và Mỹ cùng phô trương sức mạnh ảnh 4

Tàu khu trục Type 055 của PLA tới Hải Nam để diễn tập (Ảnh: Dwnews).

Ngày 28/12, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát sóng video huấn luyện mới nhất của tàu sân bay Sơn Đông, nhiệm vụ lần này áp dụng phương pháp huấn luyện đồng thời nhiều mô-đun nhằm tập trung vào các chủ đề như xuất phát ban đêm từ bến cảng, hành trình trên đường giao thông thủy hẹp, tìm kiếm cứu nạn trên biển và xử lý thiệt hại trong chiến đấu.

Trong một diễn biến liên quan, Trung Quốc thông báo PLA đã bắt đầu cuộc tập trận kéo dài 10 ngày ở vùng biển xung quanh đảo Hải Nam trên Biển Đông từ ngày 29/12. Các tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055, tàu tấn công đổ bộ Type 075 và tàu sân bay Sơn Đông đã lộ diện tập trung ở Biển Đông, khiến cuộc tập trận này tu hút sự chú ý của thế giới bên ngoài.

Theo tin tức trên trang web chính thức của Cục An toàn Hàng hải Trung Quốc ngày 29/12, Cục An toàn Hàng hải Tam Á đã đưa ra cảnh báo hàng hải từ 8h00 ngày 29/12/2020 đến 16h00 ngày 7/1/2021, các cuộc huấn luyện quân sự sẽ được tiến hành tại các vùng biển phía tây nam, nam và đông nam của đảo Hải Nam, cấm các ra vào.

Eo biển Đài Loan và Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc và Mỹ cùng phô trương sức mạnh ảnh 5

UAV MQ-4C của Mỹ bay sát bờ biển tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam hôm 27/12 (Ảnh: Dongfang).

Theo các bức ảnh được lan truyền trên mạng Internet Trung Quốc, tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 055 mang số hiệu 105 cũng đã xuất hiện ở vùng biển gần trên Biển Đông.

Kết hợp với các tin tức trước đó nói tàu tấn công đổ bộ Type 075 đầu tiên của Trung Quốc đang đậu ở Tam Á, Hải Nam và Hải quân Trung Quốc xác nhận rằng tàu sân bay Sơn Đông đã tới Biển Đông để huấn luyện, cuộc huấn luyện quân sự này có thể do biên đội tàu sân bay Sơn Đông và các tàu Type 055, Type 075 cùng nhau thực hiện.

Trong bối cảnh các hoạt động của máy bay và tàu chiến Mỹ thường xuyên tới Biển Đông và căng thẳng tiếp tục ở eo biển Đài Loan, các cuộc tập trận này đã nhằm truyền đi tín hiệu rõ ràng tới Mỹ.

Trước đó vào ngày 22/12, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS "McCain" đã đi vào vùng biển tiếp giáp với quần đảo Trường Sa và tàu khu trục Type 054A của PLA đã xuất hiện theo dõi và giám sát; ngày 23/12, hai máy bay ném bom B-1B của Mỹ bay qua vùng trời các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông; các bức ảnh vệ tinh mới nhất cũng cho thấy vào ngày 27/12, máy bay trinh sát không người lái MQ-4C của Hải quân Mỹ đã bay đến khu vực Biển Hoa Đông ở phía bắc Đài Loan; vào ngày 28/12, một chiếc MQ-4C của quân đội Mỹ đã bay sát bờ biển tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam để do thám và máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ cũng lại bay qua Biển Đông.

Eo biển Đài Loan và Biển Đông lại dậy sóng, Trung Quốc và Mỹ cùng phô trương sức mạnh ảnh 6

Hai máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ bay qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hôm 28/12. (Ảnh: Dongfang).

Theo thông tin mới nhất của Dongfang lúc 10h19’ ngày 31/12, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc ông Ngô Khiêm đã lên tiếng, nói: tàu khu trục của Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan trong đội hình hai tàu, PLA đã tổ chức lực lượng hải quân và không quân để theo dõi và giám sát các tàu của Mỹ. Ông cũng chỉ ra rằng các tàu của Mỹ đã lại đi qua eo biển Đài Loan sau vụ ngày 18/12 nhằm, phô trương vũ lực và khiêu khích, gây rối tình hình. Ông chỉ trích rằng hành động của tàu Mỹ đã gửi tín hiệu sai lệch cho thế lực "Đài Loan độc lập" và gây nguy hại nghiêm trọng cho hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này và PLA luôn duy trì mức độ cảnh giác cao để ứng phó với mọi đe dọa và khiêu khích, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Cơ quan Quốc phòng Đài Loan nói, sau khi hai tàu khu trục của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan từ Biển Đông, chúng tiếp tục đi về phía bắc; cơ quan Quốc phòng Đài Loan cũng chỉ ra rằng trong suốt quá trình hai tàu Mỹ thực thi nhiệm vụ đi qua eo biển, quân đội Đài Loan đã sử dụng các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát chung để kiểm soát hoàn toàn hoạt động của các tàu trên biển và máy bay trên không phận xung quanh.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.