Âm mưu Tam Sa của Trung Quốc
Tuesday, July 03, 2012 10:09 AM GMT+7
Song hành cùng tuyên bố thành lập TP.Tam Sa, Bắc Kinh âm mưu biến thành phố này thành tiền đồn quân sự mang ý nghĩa chiến lược.

Cuối tháng trước, Trung Quốc tuyên bố thành lập TP.Tam Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhật báo Phương Nam ngày 2.7 nhận định động thái trên nhằm “nâng cấp” đảo Phú Lâm, ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, để đảo này đóng vai trò thủ phủ của TP.Tam Sa. Đồng thời, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh ngày 28.6 tuyên bố thiết lập bộ chỉ huy quân sự cho TP.Tam Sa. Vì thế, nhật báo Phương Nam đánh giá đảo Phú Lâm sẽ đóng vai trò “trung tâm chính trị, quân sự” trong tham vọng thâu tóm Hoàng Sa và Trường Sa mà Bắc Kinh đang theo đuổi.

Mô hình phát triển do Trung Quốc đề ra cho đảo Phú Lâm - Ảnh: Baidu

Ráo riết chuẩn bị quân sự

Thực tế, phát ngôn viên Cảnh đã công khai việc Trung Quốc ráo riết thiết lập cơ sở quân sự tại Tam Sa. Không chỉ bất chấp luật pháp quốc tế để xâm phạm chủ quyền Việt Nam, phát ngôn viên này còn ngang ngược cho rằng việc thiết lập cơ sở quân sự nói trên là “điều tất yếu”. Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc hiện có nhiều cơ sở (trái phép) tại đảo Phú Lâm như: tòa nhà chính phủ, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, cửa hàng, khách sạn, thư viện, sân bay, cầu cảng, trạm khí tượng, doanh trại…

Ủng hộ cho quan điểm sai trái trên, phó giáo sư Bạch Tú Lan của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế thuộc Trường Đảng trung ương Trung Quốc, cho rằng Tam Sa cần được tập trung đầy đủ cả hải, lục, không quân. Ông còn đề nghị Trung Quốc cần bổ nhiệm một lãnh đạo cấp tướng cho bộ chỉ huy quân sự tại đây. Cụ thể, ông Bạch đưa ra đề xuất biến Tam Sa thành một tiền đồn quân sự khi kêu gọi rằng: “TP.Tam Sa có vị trí chiến lược nên cần nhiều binh lực hơn nữa. Ngoài lục quân, nơi này cần có thêm không quân và hải quân để cùng nhau phối hợp”. Đáng quan ngại hơn, ông này cho rằng đề xuất trên nhằm phục vụ cho mưu đồ bá quyền của Bắc Kinh là: “Thành lập cơ quan quân sự mới cho TP.Tam Sa sẽ giúp tăng cường thực lực để Trung Quốc thâu tóm Trường Sa, Hoàng Sa và bãi ngầm Macclesfield. Khi đó, Bắc Kinh sẽ chủ động trong việc chiếm giữ các khu vực này”.

Vị thế chiến lược

Vốn dĩ, Phú Lâm là đảo san hô có địa hình phẳng và cảnh quan đẹp. Tuy nhiên, lý do then chốt khiến đảo này được chọn làm trọng tâm của chính quyền TP.Tam Sa không phải vì vẻ đẹp độc đáo mà là tham vọng của Bắc Kinh nhằm thâu tóm biển Đông. Tân Hoa xã dẫn lời phó giáo sư Bạch công khai ý định trên: “Phần lớn các đảo trên quần đảo Hoàng Sa đều là đảo san hô, tương đối nông. Nhiều đảo không có sẵn điều kiện để con người sinh sống. Trong đó, Phú Lâm là một đảo lớn, có sân bay, bưu điện, có môi trường làm việc bình thường và ở gần biển Đông. Điều này rất có lợi cho việc Trung Quốc kiểm soát cả khu vực biển Đông”. Theo đó, Bắc Kinh có thể biến đảo Phú Lâm thành địa điểm trung chuyển, tiếp vận cho tàu chiến, máy bay của Trung Quốc trên hành trình từ đảo Hải Nam đến các đảo gần Philippines. Hiện tại, sân bay tại đảo Phú Lâm có thể cho phép máy bay Boeing 737 cất và hạ cánh. Đồng thời, cầu cảng tại đây cũng có chỗ neo đậu cho tàu tải trọng lên đến 5.000 tấn.

Lucy Nguyễn (thanhnien)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.