Các diễn biến chính xung quanh việc Trung Quốc gây bức xúc ở Biển Đông gần đây
Wednesday, July 04, 2012 9:52 AM GMT+7
Ngày 21-6, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam trong đó khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Kể từ thời điểm đó, phía Trung Quốc đã liên tục có các động thái gây rối nhằm khiến thế giới hiểu sai về những vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông; rắp tâm biến vùng biển không có tranh chấp thành vùng biển có tranh chấp - những vùng biển này đều thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, theo Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982). Đại Đoàn Kết xin điểm qua một số diễn biến chính của vụ việc để bạn đọc có thể hiểu rõ ý đồ của Trung Quốc.
Động thái của phía Trung Quốc

- Ngày 19-6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lên tiếng phản đối hoạt động thị sát một số đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam của không quân Việt Nam sau khi báo chí nước này dẫn lại tin về hoạt động của một đơn vị không quân Việt Nam.

- Ngày 21-6, ngay khi QH Việt Nam thông qua Luật Biển, Thứ trướng Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã gặp Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ để phản đối; và thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

- Ngày 23-6, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo chào thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

- Ngày 28-6, Phát ngôn viên quân đội Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh lại đưa ra một tuyên bố ngang ngược khi thông báo: Bắc Kinh đang xem xét thiết lập trung tâm chỉ huy quân sự của cái gọi là thành phố Tam Sa.

Các nhà chính trị, giới học giả nước ngoài lên án hành vi khiêu khích của Trung Quốc

Trong hai ngày 27 và 28-6, tại Hội nghị "Biển Đông và châu Á- Thái Bình Dương trong chuyển đổi: Khám phá những chọn lựa giải quyết tranh chấp” tại Washington (Mỹ) các học giả nước ngoài đã đưa ra ý kiến phản đối những động thái của Trung Quốc.

- Học giả Carlyle A.Thayer khẳng định: 9 lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Chuyên gia Bonnie Glaser (CSIS): Trung Quốc là nước duy nhất chống đối mọi nguyên tắc. Công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao, do đó sẽ phải "suy nghĩ rất kỹ” trước khi quyết định.

- Thượng nghị sĩ Mỹ Joe Lieberman cho rằng: Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là tiêu cực.

- Nhà phân tích M.Taylor Fravel khẳng định với The Diplomat: CNOOC mời thầu các lô dầu khí này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và "Hành vi của Trung Quốc sẽ càng gây thêm căng thẳng trên Biển Đông”.

Việt Nam phản đối các hành vi gây hấn của Trung Quốc

-Ngày 21-6, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị ra tuyên bố nêu rõ: Việc Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa”.

- Ngày 22-6, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà và Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cũng ra tuyên bố nhằm phản đối việc Trung Quốc lập cái gọi là thành phố Tam Sa và tái khẳng định: Huyện đảo Trường Sa và huyện đảo Hoàng Sa là bộ phận không thể tách rời của tỉnh Khánh Hoà và TP. Đà Nẵng.

- Ngày 26-6, trước việc ngày 23-6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc thông báo chào thầu quốc tế tại 09 lô dầu khí nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã ra tuyên bố cực lực phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc hủy bỏ ngay việc mời thầu sai trái trên, không có hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông và mở rộng tranh chấp, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ: Trước hết cần khẳng định khu vực mà Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc thông báo mở thầu quốc tế nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Đây hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp. Việc phía Trung Quốc ngang nhiên mời thầu quốc tế tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động phi pháp và không có giá trị, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia chính đáng của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, làm phức tạp tình hình và gây căng thẳng ở Biển Đông.

- Ngày 27-6, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) Đỗ Văn Hậu cũng đã tổ chức họp báo để phản đối việc chào thầu nói trên của CNOOC và khẳng định: PVN sẽ vẫn tổ chức các hoạt động thăm dò khai thác một cách bình thường với các đối tác vì nó hoàn toàn nằm sâu trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

- Cùng ngày 27-6, đại diện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc để trao công hàm phản đối việc làm sai trái kể trên của Trung Quốc.

- Ngày 28-6, Hội Luật gia Việt Nam cũng ra tuyên bố cực lực phản đối việc Trung Quốc công bố mời thầu quốc tế khai thác 9 lô dầu khí trên Biển Đông nằm sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam và cực lực phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa”. Hội Luật gia Việt Nam cũng kêu gọi giới luật gia quốc tế có tiếng nói bảo vệ công lý, bảo vệ UNCLOS 1982.

N.L. (theo daidoanket)
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.