Kế hoạch Biển Đông của Đài Loan
Monday, July 23, 2012 1:50 PM GMT+7
Với vị trí chiến lược nằm trong trung tâm chuỗi đảo Trường Sa thuộc vùng Biển Đông, đảo Ba Bình của Việt Nam (Đài Loan gọi là đảo Thái Bình) là hòn đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa và sở hữu một trong hai đường băng dài nhất khu vực, có khả năng phục vụ máy bay cỡ lớn Hercules C-130.

Cách bãi đá ngầm Scarborough 800 km, cách bờ biển Việt Nam chưa tới 600km và cách đảo Palawan (Philippines) 500km, đảo Ba Bình có thể trở thành căn cứ xây dựng dự án năng lượng và bảo vệ tuyến đường biển trong khu vực đang có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo giữa Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Như một món quà của tự nhiên, đảo Ba Bình sở hữu một kho thủy sản phong phú và là hòn đảo duy nhất trong Trường Sa có nguồn cung nước ngọt tại chỗ.

Đài Loan báo cáo đang xem xét khả năng nối dài đường băng 1.150m (hoàn thành năm 2008 bất chấp các nước láng giềng phản đối, trong đó có Việt Nam) thêm 300-500m nữa. Động thái này đưa ra sau tuyên bố hồi tháng 2.2012, rằng Đài Loan xây dựng một trạm dẫn đường vô tuyến hàng không chiến thuật (TACAN) cao 7m, sẽ hoàn thành vào tháng 9.2012, nhằm tạo thuận lợi cho việc cất-hạ cánh máy bay trên đảo.

Báo Diplomat nhận định những kế hoạch trên sẽ biến Ba Bình trở thành hòn đảo đầy hứa hẹn với nhiều cơ hội và rủi ro.

Dù việc mở rộng đường băng phải đối mặt với nhiều thách thức kỹ thuật, như dải bổ sung sẽ được xây trên bờ biển hay vùng nước cạn, nhưng một khi hoàn tất, không chỉ máy bay C-130 của Không quân Đài Loan mà máy bay tuần tra hàng hải Orion P-3C cũng có thể cất-hạ cánh an toàn, phương tiện truyền thông địa phương dẫn lời một nguồn an ninh quốc gia dấu tên tiết lộ. Đài Bắc đã mua 12 chiếc P-3C của Mỹ với giá 1,9 tỉ USD năm 2007, sáu chiếc đầu tiên sẽ đi vào hoạt động trong năm 2013 tại căn cứ không quân Pingtung, miền nam Đài Loan.

Kế hoạch triển khai máy bay có khả năng chống tàu ngầm (ASW) sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng giám sát một khu vực rộng lớn trên Biển Đông và tiếp thêm vào những nỗ lực giám sát hiện nay của Mỹ và Nhật Bản trong vùng biển tranh chấp này.

Cục Cảnh sát biển thuộc bộ Nội vụ Đài Loan sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo mà họ cho rằng của họ. Quyết định này được cho là có tác dụng giảm thiểu căng thẳng trong khu vực, bằng cách cho phép cơ quan dân sự, thay vì quân sự, tiếp quản. Nhưng việc triển khai máy bay P-3C trên đảo Ba Bình đòi hỏi phải có sự hiện diện của Hải quân, nhà chứa máy bay và hỗ trợ hậu cần, nói cách khác là tái quân sự hóa hòn đảo.

Hôm 19.7, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Đài Loan (MND) trả lời tạp chí Diplomat rằng Hội đồng An ninh quốc gia, không phải, sẽ chịu trách nhiệm quản lý đường băng, và do đó ông không có quyền xác nhận hay từ chối kế hoạch mở rộng. Diplomat nhận định câu trả lời này đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng rằng chính quyền dân sự sẽ tiếp tục kiểm soát hòn đảo và việc quân sự hóa nó chỉ là một phần trong kế hoạch ở thời điểm hiện tại.

Cách tiếp cận cẩn trọng của Đài Loan không có nghĩa lựa chọn quân sự bị gạt bỏ. Thực tế, khi căng thẳng khu vực leo thang, một số nhà lập pháp Đài Loan, chủ yếu là ông Lin Yu-fang thuộc Quốc dân đảng cầm quyền, gần đây đã kêu gọi nên trao quyền hạn lớn hơn cho quân đội trong việc bảo vệ hòn đảo. Cụ thể là triển khai tên lửa đất đối không Stinger, súng chống máy bay 40mm và súng cối. Đầu năm 2012, ông Lin cũng yêu cầu MND tiến hành nghiên cứu triển khai “Sky Sword” Tien Chien, tên lửa phòng không do chính Đài Loan sản xuất, trên đảo Ba Bình.

Cho đến nay, Manila vẫn phản ứng khá điềm tĩnh với kế hoạch của Đài Loan và cho rằng dự án mở rộng này "không vấn đề gì", vì Ba Bình không thuộc chín hòn đảo có tuyên bố chủ quyền của Philippines. Phản ứng của Manila cho thấy thực tế đảo Ba Bình có giá trị chiến lược to lớn và nếu Đài Loan không đủ sức khai thác, ắt hẳn sẽ có người khác nhảy vào. Philippines cho rằng dự án mở rộng của Đài Loan không có khả năng gây xung đột vũ trang ngay lập tức trong khu vực. Nhưng những diễn biến tiếp theo ở Biển Đông trong tương lai có thể khiến Bắc Kinh nhảy vào giành Thái Bình từ tay Đài Loan.

Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Mọi hoạt động của các bên tại khu vực quần đảo Trường Sa mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây căng thẳng tình hình Biển Đông”, yêu cầu Đài Loan “chấm dứt các hoạt động và kế hoạch tương tự", TTXVN dẫn thông báo của Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam.

Đài Loan hôm thứ sáu 20.7 đã lên tiếng bác bỏ yêu cầu của Việt Nam.

Trong khi đó, Trung Quốc tất nhiên nhìn thấy lợi ích khi chiếm đóng đảo Ba Bình, vì nó có thể là cơ sở quân sự vững chắc phục vụ máy bay trực thăng hoặc máy bay không người lái.

Cụ thể là Bắc Kinh đã và đang nỗ lực không ngừng để củng cố các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, kể cả việc tận dụng sức mạnh quân sự, như xây dựng đảo nhân tạo, bến tàu, đặt radar, đường băng. Tuy nhiên, lợi ích của các hòn đảo nhân tạo không thể sánh bằng với các đảo tự nhiên rộng lớn hơn và đặc biệt dễ bị tấn công bằng một quả bom thông thường công suất lớn, như BLU-82 hay GBU-43/B là đủ để nhấn chìm tất cả.

Mọi nỗ lực tranh giành hòn đảo này có thể khiến Trung Quốc nhảy vào can thiệp trên danh nghĩa đại diện cho Đài Loan để kiểm soát hòn đảo. Vì thế, việc tìm kiếm một sự cân bằng để bảo vệ, nhưng không làm cho nó trở nên quá "bắt mắt" khơi dậy lòng tham của các nước, sẽ là chìa khóa quyết định số phận của hòn đảo Ba Bình của Việt Nam.

N.L. (theo Vietnamnet)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.