DƯ LUẬN QUỐC TẾ TIẾP TỤC LÊN ÁN TRUNG QUỐC LÀM PHỨC TẠP THÊM TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG
Saturday, September 15, 2012 4:40 PM GMT+7
Từ cơ quan lập pháp Ngày 2-8-2012, Thượng viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 524 về tình hình Biển Đông. Nghị quyết có tên là “Tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông và nhằm các mục đích khác” gồm 14 đoạn mở đầu và 6 đoạn nội dung.

Nghị quyết nêu rõ Biển Đông là một vùng biển trọng yếu ở Châu Á với các tuyến vận tải và thương mại quan trọng nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong Tuyên bố ký năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông, cả Trung Quốc và ASEAN đã cam kết kiềm chế, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông và cùng nhau phấn đấu xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).

Từ đó, Nghị quyết khẳng định các hành động đơn phương gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông như tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng nước xung quanh là thành phố cấp địa khu, cử các quan chức chính phủ để quản lý‎ hơn 200 đảo, bãi và 2.000.000km2 cũng như việc Ủy ban Quân sự Trung ương bố trí quân đồn trú ở trong khu vực này là trái với các cam kết liên quan theo DOC và ngăn cản việc giải quyết hòa bình các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Nghị quyết khẳng định vai trò then chốt của tổ chức ASEAN trong việc tăng cường và đóng góp cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quyết định của các nhà lãnh đạo ASEAN liên kết ASEAN về kinh tế, chính trị, và văn hóa sẽ tiếp tục tăng cường hòa bình ổn định và thịnh vượng khu vực. Đồng thời ASEAN đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý‎ các vấn đề an ninh biển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Xuất phát từ đánh giá như vậy đối với tình hình Biển Đông, Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với Tuyên bố DOC năm 2002 giữa ASEAN và TQ, ủng hộ việc tìm kiếm để thông qua một văn bản mang tính ràng buộc pháp lý‎ là COC và kêu gọi tất cả các nước ủng hộ các nỗ lực của ASEAN. Nghị quyết kêu gọi trong khi chưa thông qua được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông, các bên kiềm chế không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, ủng hộ tiến trình ngoại giao giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và tài phán bằng luật pháp quốc tế.

Đây là lần thứ 2 trong mấy năm qua, cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ ra văn kiện bày tỏ lo ngại về tình hình Biển Đông. Tháng 6 năm ngoái, Thượng viện Hoa Kỳ cũng đã thông qua Nghị quyết số 217 lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực cắt cáp của tàu Bình Minh 02 ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý‎ của Việt Nam

Đến các cơ quan hành pháp

Ngày 3-8-2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Patrick Ventrell đã ra Tuyên bố bày tỏ quan ngại của Mỹ đối với tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Tuyên bố nêu rõ việc Trung Quốc nâng cấp thành lập thành phố Tam Sa và lập đơn vị quân sự đồn trú ở đó là trái với các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết tranh chấp về hai quần đảo và làm cho tình hình Biển Đông phức tạp thêm. Mỹ một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với lập trường 6 điểm của ASEAN về Biển Đông, ủng hộ việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Mỹ kêu gọi các bên tuân thủ Tuyên bố DOC năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông, tìm kiếm các cách thức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, kể cả trọng tài quốc tế và các cơ chế pháp lý quốc tế khác.

Trong cuộc họp báo chung với người đứng đầu Cục Phòng vệ Nhật Bản Morimoto đang đang có chuyến thăm Hoa Kỳ, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta cũng đã khẳng định Hoa Kỳ không muốn xảy ra sự xung đột ở Biển Đông liên quan các tranh chấp chủ quyền và các tranh chấp này cần được giải quyết một cách hoà bình.

 Cũng trong ngày 3-8-2012, NFN Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandes khẳng định từ đầu tháng 4 đến nay Manila đã 12 lần gửi công hàm để phản đối các hành động sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông này cho biết  Philippines đang chuẩn bị đưa vụ việc ra Tòa án Luật Biển quốc tế theo đúng các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982. Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết Trung Quốc đã dùng dây chắn ở bãi Scarborough của Philippines nơi tàu chiến của nước này và tàu chiến Trung Quốc đã đụng độ trong tháng 4 và tháng 5 vừa qua.

Trung Quốc là thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982, nhưng Trung Quốc đã bất chấp các cam kết theo văn kiện này và đang đòi hỏi 80% diện tích Biển Đông theo yêu sách đường lưỡi bò phi lý. Trung Quốc cũng tham gia ký Tuyên bố DOC năm 2002 về ứng xử của các bên ở Biển Đông và luôn luôn khẳng định tuân thủ và thực hiện Tuyên bố này, nhưng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông trong những năm qua hoàn toàn trái với những cam kết theo DOC. Gieo gió thì gặt bão. Việc dư luận khu vực và quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông là những phản ứng tất yếu.  Bắc Kinh đã lừa gạt được người dân trong nước về tình hình Biển Đông, nhưng họ đã không thể cản được tiếng nói khách quan của cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh không thể bịt tai nhắm mắt, giả câm giả điếc trước phản ứng của quốc tế và khu vực./. 

Hoa Chương

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.