Hãy nghe người Trung Quốc nói về “đường yêu sách 9 đoạn” !!
Thursday, October 04, 2012 7:29 AM GMT+7
Vnsea.net: Yêu sách “đuờng 9 đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò” vô lý của Trung Quốc đang ngày càng được nhiều người trên thế giới tìm hiểu, và sau khi hiểu rồi thì lên tiếng phản đối kịch liệt bởi vì yêu sách phi lý này đã ngang nhiên xâm phạm lợi ích của nhiều quốc gia ven Biển Đông khi nó chiếm tới 80% diện tích vùng biển này.

Hơn thế nữa, yêu sách “đường chín đoạn” còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề tự do hàng hải trên vùng Biển Đông, nơi mà những  tuyến hàng hải quốc tế ngắn nhất đi từ Thái Bình dương sang Ấn Độ Dương, từ Châu Âu sang châu Á… phải đi ngang qua. Những nước xung quanh Biển Đông đã tuyên bố thẳng thừng đây là yêu sách hoàn toàn ngang ngược, không có tý gì, kể cả lịch sử và pháp lý, có thể tìm được chỗ đứng để giải thích căn nguyên của nó. Người ngoài Biển Đông cũng lên tiếng về tính mập mờ, khó hiểu của nó và đòi phía Trung Quốc giải thích có sở của cái đường yếu sách quái gở này.

Chính quyền Trung Quốc hiện nay đang lừa dối, bưng bít nhân dân Trung Quốc bằng việc tạo cho họ suy nghĩ “đường chín đoạn” đã thuộc về Trung Quốc từ lâu trong lịch sử, khuấy động, nuôi dưỡng cái chủ nghĩa Đại Hán, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi trong người Trung Quốc để rồi ngang ngược gây ra những sự kiện trên Biển Đông nhằm hiện thực hoá yêu sách này trên thực tế. Tuy nhiên, trong những người Trung Quốc, kể cả những người có học vấn uyên thâm, có nhiều năm nghiên cứu về Biển Đông, và cả những người chỉ rất bình thường, nhưng là người Trung Quốc chân chính, thức thời, có hiểu biết đã dũng cảm, tỉnh táo lên tiếng  thể hiện suy nghĩ của mình trên trang mạng cá nhân (blog), nói ra những suy nghĩ về yêu sách “đường chín đoạn”, cho dù có bị những kẻ mang dòng máu sô vanh nước lớn Trung Quốc “ném đá” đến đâu chăng nữa.

Trên các trang mạng của Trung Quốc đang đăng tải những suy nghĩ của Trương Quang Nhuệ, một blogger được biết đến rộng rãi trong cư dân mạng Trung Quốc. Gần đây, ông có bài viết “Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ đường chín đoạn ?”. Trong bài viết này tác giả đã kể về lai lịch “đường chín đoạn” với thông tin nhất quán với một số nghiên cứu khác.Yêu sách này ban đầu được vẽ ra bởi viên đại tá Lâm Tuân, một sĩ quan hải quân trong lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc (thời Tưởng Giới Thạch), chỉ huy một đoàn gồm 4 tầu chiến của Trung Hoa Dân Quốc, gọi là hạm đội Tiền Tiến, trong lực lượng phe Đồng Minh đi xuống Biển Đông để tuần sát xem có tàn dư quân Nhật tại các đảo do Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới lần thứ Hai hay không. Tháng 10 năm 1947, dựa vào bản vẽ trên bản đồ Biển Đông do Lâm Tuân cung cấp, Bộ Nội chính của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc) đã cho xuất bản “NAM HẢI CHƯ ĐẢO VỊ TRÍ ĐỒ” (bản đồ sơ lược vị trí các đảo ở Nam Hải), trong đó lần đầu tiên có in đường 11 đoạn. Sau này, khi chính phủ THDQ tan rã, nước CHND Trung Hoa ra đời đã lợi dụng việc này và nghiễm nhiên coi đó là biên giới trên biển của Trung Quốc. Năm 1953 đường 11 đoạn được bỏ bớt 2 đoạn trong khu vực Vịnh Bắc Bộ, còn lại 9 đoạn. Chính quyền Trung Quốc đã bưng bít cái sự thật ngẫu hứng của Lâm Tuân về nguồn gốc, lai lịch của cái “đường 9 đoạn này, cho đến tháng 5/2009 Trung Quốc mới công bố chính thức yêu sách “đường 9 đoạn” tại Liên Hợp Quốc, nhai đi nhai lại cái gọi là “Trung Quốc từ xưa tới nay đã có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Nam Hải”.

Trương Quang Nhuệ cho rằng, với cái nét vẽ ban đầu là đường đứt khúc như vậy, thì người bình thường cũng hiểu rằng, nó không thể được coi là đường biên giới quốc gia, vì theo thông lệ quốc tế thì đường biên giới quốc gia phải là những nét vẽ liền, liên tục, rõ ràng, có toạ độ cụ thể, có mô tả hướng đi.. Chẳng có nước nào trên thế giới lại vẽ đường biên giới của nước mình bằng những nét vẽ đơn sơ, mập mờ như thế rồi đòi hỏi các nước khác phải công nhận. Có chăng thì có thể gán cho nó là “đường chủ trương” thì may ra có người còn để ý.

Trương Quang Nhuệ chắc cũng hiểu luật pháp quốc tế nên cũng cho rằng các đảo ở Biển Đông, vôn là các đảo, đá, bãi cạn san hô, lúc nổi lúc chìm, hoàn toàn không có cư dân sinh sống lâu dài, nếu là “lãnh thổ trên biển của Trung Quốc” thì nhiều nhất nó cũng chỉ có vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh đảo, chứ không thể bao gồm toàn bộ vùng Biển Đông mà “đường 9 đoạn” ôm gọn.

Trương Quang Nhuệ cho rằng Trung Quốc, nước tham gia quá trình xây dựng và ký Công ước LHQ về Luật biển 1982, tham gia Công ước năm 1996, nếu cứ kiên trì “đường 9 đoạn”, sẽ tự mâu thuẫn về pháp lý. Trương nhận xét: “đường 9 đoạn xét về mặt pháp lý sẽ không chịu nổi một đòn phản biện” và “nói thẳng ra, đường 9 đoạn đã trở thành một trò cười trong thực tế vận hành luật biển quốc tế”. Theo Trương, nếu xem xét yêu sách “đường 9 đoạn” theo ba tiêu chí “lịch sử”, “thềm lục địa vươn ra” (có thể hiểu là đất thống trị biển) và “chiếm trước” thì Trung Quốc chẳng có căn cứ gì, ngoài việc cãi chày cãi cối, vì nếu dựa trên bằng chứng lịch sử thì Trung Quốc có gì, ngoài việc “dựa vào chuyện tầu thuyền Trung Quốc đến nơi ấy mấy lần gì đó, đánh bắt được mấy con cá thì chỗ ấy là của Trung Quốc sao ?? thế thì trong lịch sử tầu thuyền tôi còn đến chỗ ấy còn nhiều hơn anh nữa kia, năm này qua năm khác, tôi đánh cá ở đây, cớ sao không được thừa nhận ?? Anh bảo anh đến đấy trước? vậy có chứng cứ không ?? Năm nào tháng nào ai đến đấy ?? chuyện này về căn bản là một mớ sổ sách rối bét”. Còn nói về nguyên tắc “thềm lục địa vươn ra” thì “Hoàng Sa, Trường Sa cách Việt Nam, Malaysia, Philippines gần hơn cách Trung Quốc, thì chẳng cần nói, Trung Quốc thậm chí có thể chẳng có được phần nào”. Còn nói về nguyên tắc “chiếm trước” thì sau chuyến đi của Lâm Tuân năm 1947, Trung Quốc chỉ lưu lại quân ở đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa) mà thôi, còn các đảo khác, đã do Việt Nam, rồi Philippines, sau này là Malaysia chiếm giữ. Trung Quốc đã có hơn 40 năm ròng coi nhẹ quyền lợi trên biển, hải quân Trung Quốc hồi ấy, theo Trương, “chẳng qua mới chỉ là đội cảnh vệ ven biển”. “Nếu hồi ấy, Trung Quốc hạ quyết tâm đưa ra đảo, cho dù chỉ vài tiểu đoàn lính, chiến hết Nam Sa (Trường sa) rồi đóng quân lâu dài ở đấy, thì  may ra, nguyên tắc chiếm trước sẽ trở thành vũ khí lợi hại để Trung Quốc giữ chủ quyền ở Nam Sa”.

Cuối cùng Trương Quang Nhuệ kết luận: “Trung Quốc chiếm ưu thế về lịch sử nhưng lại thiếu các chứng cứ được hệ thống luật biển hiện đại chấp nhận, còn hai nguyên tắc “thềm lục địa vươn ra” và “chiếm trước” lại trở thành có lợi cho các nước Đông Nam Á, mà bất lợi cho Trung Quốc. Trên tầng nấc pháp lý, vấn đề Nam Sa (Trường Sa) đã rơi vào tình thế cự kỳ nghiem trọng đối với Trung Quốc”.

Tuy những điều mà Trương Quang Nhuệ nói ra chưa hẳn đã đúng hết nhưng người Trung Quốc hãy nghe những suy nghĩ và phân tích nói trên của chính người Trung Quốc để thấy được tính vô căn cứ, sự chà đạp lên sự thật lịch sử, và sự coi thường luật pháp quốc tế, coi thường cộng đồng quốc tế, thể hiện trong yêu sách “đường 9 đoạn” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang cố theo đuổi và áp đặt lên các quốc gia khác./.

                                                                   MINHTHU.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.