Campuchia với vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2012
10 Tháng Giêng 2013 11:06 SA GMT+7
(VNSea) Ngày 30/4/1999, tại Hà Nội, Campuchia chính thức trở thành nước cuối cùng ở khu vực Đông Nam Á được kết nạp vào ASEAN, đặt ra hi vọng góp phần củng cố đoàn kết, tăng cường hợp tác để xây dựng một ASEAN hòa bình, thịnh vượng và nâng cao sức mạnh, tiếng nói trên trường quốc tế. Cho đến nay, một câu hỏi được đặt ra là: Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2012, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN, Campuchia đã có những đóng góp gì và gây ra những trở ngại gì cho ASEAN, đặc biệt là cho tiến trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015?

Ngày 30/4/1999, tại Hà Nội, Campuchia chính thức được kết nạp vào ASEAN. Việc Campuchia, nước cuối cùng ở khu vực Đông Nam Á, gia nhập ASEAN được hi vọng là góp phần củng cố tình đoàn kết, tăng cường sự hợp tác giữa các nước Đông Nam Á để xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, thịnh vượng đồng thời nâng cao sức mạnh cũng như tiếng nói của ASEAN trên trường quốc tế. Cho đến nay, một câu hỏi được đặt ra là: Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2012, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN, Campuchia đã có những đóng góp gì và gây ra những trở ngại gì cho ASEAN, đặc biệt là cho tiến trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015?

NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CAMPUCHIA

Năm 2012, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN, Campuchia đã đứng ra tổ chức nhiều hội nghị quan trọng như Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN là thứ 20 và 21; Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN; Hội nghị của ASEAN vời các đối tác TQ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Mỹ; Hội nghị Cấp cao ASEAN +3; Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS)…

 

Với sự nỗ lực của của các nước thành viên, trong đó có Campuchia nước chủ tịch luân phiên, ASEAN đã có những thành công nhất định trong hợp tác nội khối cũng như giữa ASEAN với các bên liên quan. Về hợp tác nội khội, lãnh đạo các nước ASEAN đạt nhất trí cao về việc tăng cường đoàn kết và quyết tâm đẩy mạnh việc hiện thức hóa Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột là: Chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội, song song với tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN gắn kết, vững mạnh, liên kết chặt chẽ và phát triển bền vững vào năm 2015, hướng tới đưa ASEAN trở thành một thị trường duy nhất và một không gian sản xuất thống nhất, đẩy mạnh liên kết và kết nối ở khu vực, trước hết là trong ASEAN rồi mở rộng ra khu vưc Đông Á. Về hợp tác với bên ngoài, một trong những thành công của ASEAN trong năm nay là Vương quốc Anh và EU đã ký hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) vào thánh bảy. Trong các cuộc họp có liên quan của ASEAN, các đối tác của ASEAN cũng đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác, cụ thể như: Đối tác hợp tác Biển và Diễn đàn Hợp tác Du lịch ASEAN – TQ; Nhật Bản đề xuất các sáng kiến mới về hợp tác giao thông vận tải, sử dụng năng lượng xanh, hợp tác lao động; Hàn Quốc cam kết hỗ trợ 10 triệu USD cho ASEAN thực hiện sáng kiến liên kết giai đoạn 2013 – 2017; Ấn Độ đề xuất nâng quan hệ ASEAN - Ấn Độ lên đối tác chiến lược; Mỹ đề xuất sáng kiến Gắn kết Kinh tế mở rộng ASEAN – Hoa Kỳ, “Đối tác toàn diện về tương lai năng lượng bền vững” và các sáng kiến về hợp tác phát triển Tiểu vùng Mekong. Đây là những kết quả nội bật ở các hội nghị tại Campuchia. 

Các hội nghị có liên quan của ASEAN trong năm nay cũng đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng như tuyên bố Phnom Penh “ASEAN: Một cộng đồng, một vận mệnh”; chương trình nghị sự Phnom Penh về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Tuyên bố ASEAN không ma túy vào năm 2015; Tuyên bố Nhân quyền ASEAN; Tuyên bố chung kỹ niêm 10 năm ký DOC giữa ASEAN và TQ; Tuyên bố về việc thành lập Viện nghiên cứu Hòa bình và Hòa giải ASEAN…

Sau khi Hội nghị AMM 45 không ra được tuyên bố chung, với nỗ lực của Indonesia cùng với Campuchia, ASEAN đã đưa ra Tuyên bố về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề biển Đông. Tuyên bố này đã phần nào làm cho vấn đề tranh chấp biển Đông bớt căng thẳng. Campuchia cũng đã có những cố gắng nhất định để các nước thành viên ASEAN nhất trí thúc giục TQ sớm đàm phán về bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21, nước chủ nhà Campuchia đã đưa ra sáng kiến về thành lập Cơ chế đối thoại toàn cầu ASEAN gồm có ASEAN và 8 đối tác cùng với các thể chế kinh tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Ngoài ra, Campuchia còn kêu gọi các nước ASEAN cần thiết lập các cơ chế, biện pháp để bảo về người lao động, đặc biệt là người lao động làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN được thành lập vào năm 2015. Có thể nói, là nước chủ nhà, Campuchia đã có những đóng góp nhất định trong các hoạt động hợp tác của ASEAN.

Với tư cách thành viên ASEAN, Campuchia cũng góp phần củng cố hòa bình và ổn định khu vực. Đó là việc giải quyết tranh chấp xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. Nếu như trong năm 2011, một vấn đề nóng bỏng trong khu vực, đặc biệt là trong các hội nghị của ASEAN là tranh chấp xung đột giữa Campuchia và Thái Lan thì trong năm 2012, vấn đề này đã từng bước được hai bên giải quyết một cách ổn thỏa.Tháng 5/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lam Sukunpol Suwanatat đã có chuyến thăm Phnom Penh và làm việc với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã đồng ý nhanh chóng giải quyết tranh chấp xung đột và tiến hành rút quân khỏi khu vực tranh chấp. Ngày 13/7/2012, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã có chuyến viếng thăm Campuchia và làm việc với Thủ tướng Hun Sen. Hai bên đã nhất trí rút quân khỏi khu vực phi quân sự tạm thời và mở lại cửa khẩu giữa hai nước tại khu vực ngôi đền Preah Vihear. Ngày 18/7, Campuchia đã rút 485 binh sỹ quân đội ra khỏi khu vực nói trên để thay thế bằng lực lượng an ninh gồm 255 người, bao gồm cả cảnh sát biên giới, cảnh sát bảo vệ di sản và cảnh sát du lịch cùng 100 cảnh sát cơ động bảo vệ đền. Phía Thái Lan khoảng 480 binh sỹ cảnh sát tuần tra biên giới đã được điều tới khu vực này để thay thế lực lượng binh sỹ quân đội được rut đi. Như vậy, vấn đề tranh chấp xung đột biên giới giữa hai nước đã cơ bản được giải quyết.

VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG – TRỞ NGẠI DO CAMPUCHIA ĐẠT RA ĐỐI VỚI ASEAN

Có thể nói quan điểm của Campuchia về vấn đề biển Đông là trở ngại lớn nhất đối với ASEAN trong năm Campuchia làm chủ tịch luân phiên ASEAN. Vấn đề tranh chấp ở biển Đông với một số nước thành viên ASEAN là một chủ đề luôn được các hội nghị trước đó của ASEAN đưa ra bàn luận. Tuy nhiên, trong năm Campuchia làm chủ tịch luân phiên ASEAN, dường như TQ đã mở “một chiến dịch vận động” nhằm có được sự ủng hộ của Campuchia. Trong năm nay, các chuyến viếng thăm của các nhà lãnh đạo cao cấp giữa hai nước đã diễn ra liên tục, điển hình là chuyến thăm TQ của Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Hor Namhong và Thủ tướng Hun Sen diễn ra lần lượt vào tháng 2 và tháng 9; chuyến thăm Campuchia của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo diễn ra lần lượt  vào tháng 4 và tháng 11. Kèm theo các chuyến viếng thăm này là các khoản viện trợ, đầu tư lớn của TQ được đổ vào Campuchia. Cho đến nay, TQ là “người bạn đáng tin cậy nhất”, là nhà cung cấp viện trợ, đầu tư lớn nhất cho Campuchia. Chính vì vậy, Campuchia luôn ủng hộ lập trường của TQ về vấn đề biển Đông. Đó là đàm phán song phương, giải quyết trong khuôn khổ ASEAN và không quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Trong buổi tiếp Ngoại trưởng Australia tại Phnom Penh vào ngày 26/3/2012, Ngoại trưởng Hor Namhong nói: “Chúng ta đừng nên quốc tế hóa vấn đề biển Đông vì làm như vậy sẽ càng làm cho vấn đề them rắc rối và không đáp ứng được lợi ích của bên nào cả”.

Xuất phát từ quan điểm trên, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN, Campuchia đã không coi trọng vấn đề biển Đông, không đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 20. Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45, Campuchia không đồng ý với một số nước ASEAN về việc đưa vấn đề biển Đông vào Tuyên bố chung của hội nghị dẫn đến việc Hội nghị không ra tuyên bố chung. Đây là lần đầu tiên trong 45 năm lịch sử ASEAN, hội nghị Ngoại trưởng không ra được Tuyên bố chung. Giải thích lý do Hội nghị Ngoại trưởng không ra được Tuyên bố chung, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong nói rằng: “Tôi đã đề nghị rằng chúng tôi sẽ đưa ra một bản tuyên bố chung mà không bao gồm nội dung về tranh chấp trên biển Đông… nhưng một số nước thành viên vẫn khăng khăng đòi đưa vào vấn đề liên quan tới bãi cạn Scarborough” vì theo ông này, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN không phải là một phiên tòa, hay là nơi để đưa ra một phán quyết về tranh chấp. Hor Namhong nói: “Đây là Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN chứ không phải là tòa án để xét xử cho bên nào thắng, bên nào thua, đất này là của ai, đảo này là của ai, lãnh hải này là của ai. Các bên liên quan với vấn để này có thể giải quyết vấn đề theo COC, trong đó có luật pháp quốc tế và luật biển quốc tế”. Mới đây nhất, trong khi tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 21 còn có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề biển Đông thì tại Hội nghị giữa ASEAN với Nhật Bản, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nói rằng Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN hôm 18/11, mười nước thành viên đã đồng ý không quốc tế hóa vấn đề tranh chấp ở biển Đông. Tuyên bố này của Campuchia còn được Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kimhourn thông báo tại một cuộc họp báo ở Phnom Penh.

Trước những hành động này của Campuchia, một số nước ASEAN đã có sự phản ứng quyết liệt. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố hôm 12/7: “ASEAN không ra được tuyên bố chung là “vô trách nhiệm”. Còn ai vô trách nhiệm thì lại là điều “bí mật công khai” khi mà đầu tuần này (10/7), TQ đã sớm trải lòng cảm ơn (trước) nước chủ nhà (!)”. Thêm vào đó, dư luận đặc biệt là báo chí trong khu vực, đã có những bình luận không hay về Campuchia. Báo The Nation (Thái Lan) ngày 15/7 đã đăng bài bình luận với nhan đề Campuchia đã đặt ASEAN vào tình thế hiểm nghèo. Bài báo nhận định, tính thống nhất và đoàn kết của ASEAN là điều tối quan trọng đối với sự sống còn của ASEAN và nếu mỗi thành viên chỉ biết chăm chút quyền lợi riêng như Campuchia thì ASEAN sẽ không có tương lai.
Còn đối với việc Thủ tướng Hun Sen cho rằng các nước ASEAN đã nhất trí không quốc tế hóa vấn đề biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã phát biểu xin ngắt lời Thủ tướng Campuchia và nêu rõ philippines không đồng tình với nội dung đó, ông cho rằng “có rất nhiều quan điểm được trình bày hôm qua trong nội bộ ASEAN nhưng tôi không thấy sự nhất trí của ASEAN. ASEAN không phải là con đường duy nhất. Là một nước tự chủ chúng tôi có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi”. Ngoài ra, đoàn đại biểu Philippines cũng đã gửi văn bản đến lãnh đạo các đoàn đại biểu khác để thông báo là “không có chuyện nhất trí” như Campuchia tuyên bố. Ngoại trưởng Philippines khẳng định là Philippines cương quyết bảo vệ quyền lợi cốt tủy của quốc gia. Thậm chí, giới truyền thông của Philippines còn kêu gọi trừng phạt Campuchia. Tờ báo mạng ManilaTimes.net của Philippines viết: “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nên có hành động trừng phạt quốc gia thành viên Campuchia” và “nếu không thể thoát khỏi mối quan hệ quá gần gũi với TQ, Campuchia có thể chọn cách rời xa ASEAN”.

Có thể nói, những hành động của Campuchia đã làm “rạn nứt” và tạo nên sự thiếu đồng thuận trong ASEAN, điều này rõ ràng là không có lợi cho ASEAN, đặc biệt cho hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Như vậy, với vai trò Chủ tịch luân phiên ASEAN trong năm 2012, một mặt, Campuchia đã có những đóng góp tích cực cho ASEAN, mặt khác, nước này cũng đạt ra trở ngại không nhỏ cho ASEAN. Ông David Brown, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về Đông Nam Á đánh giá “Vai trò chủ tịch của Campuchia trong năm nay đã thực sự là một thảm họa”.

N.T.V

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.