Nhân tố bên trong tạo nên sức mạnh mềm của Trung Quốc
22 Tháng Giêng 2013 11:38 SA GMT+7
(VNSea) Cho đến nay chưa rõ khái niệm “sức mạnh mềm” xuất hiện từ bao giờ, trong hoàn cảnh nào và ai là người đưa ra đầu tiên. Tuy nhiên, khái niệm “sức mạnh mềm” bắt đầu được sử dụng sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Nếu coi nhân tố chủ yếu tạo nên “sức mạnh cứng’’ là tiềm lực quân sự, sức mạnh quân sự, thì những nhân tố phi quân sự như kinh tế, văn hóa, ngoại giao, truyền thống, mức độ trong sạch và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là những nhân tố tạo nên“sức mạnh mềm’’của một quốc gia.
“Sức mạnh mềm’’có quan hệ khá chặt chẽ với  “sức mạnh cứng’’, nhưng hoàn toàn khác biệt nhau. Người ta có thể nói về “sức mạnh cứng’’ của mọi quốc gia, trong khi, thông thường, người ta chỉ đề cập đến “sức mạnh mềm’’ của các cường quốc hàng đầu trên thế giới như: “sức mạnh mềm” của Mỹ, “sức mạnh mềm" của Trung Quốc, “sức mạnh mềm’’ của Nga… đây là những cường quốc có vai trò to lớn, trong nhiều trường hợp, mang tính quyết định,đối với việc giải quyết những vấn đề trọng đại của thế giới và khu vực.

Các cường quốc tác động đến các quốc gia bằng “sức mạnh cứng” thông qua phương thức áp đạt công khai hoặc ngấm ngầm buộc các nước phải chịu khuất phục, như đe dọa, cưỡng bức, cao nhất là dùng sức mạnh quân sự để khuất phục quốc gia khác. Ngược lại, các cường quốc dùng “sức mạnh mềm” tác động vào các quốc gia thông qua phương pháp mềm, tức là truyền bá, lan tỏa, thu hút, lôi quấn bằng những ưu thế về văn hóa, kinh tế, khoa học, giáo dục, hoạt động minh bạch và hiệu quả của nhà nước, môi trương sống…Đó là phương thức mà các cương quốc sử dụng sức mạnh mềm để thu phục, thậm chí chinh phục các nước. 

Tất nhiên, để sử dụng ‘sức mạnh mềm’’ tác động vào các quốc gia, khi cần thiết, các cường quốc không loại trừ việc sử dụng các thủ đoạn như: xuyên tạc, lừa dối, mua chuộc, khống chế và được ngụy trang tinh vi, không đễ phát hiện. Suy cho cùng,việc sử dụng sức mạnh cứng hay sức mạnh mềm đều có mục đích chung là chinh phuc nước khác. Trung Quốc đã, đang và sẽ triệt để sử dụng sức mạnh mềm cùng với sức mạnh cứng để chinh phục thế giới. Sức mạnh mềm của Trung Quốc chủ yếu được tạo nên bởi các yếu tố bên trong: văn hóa; kinh tế; ngoại giao.

NHÂN TỐ VĂN HÓA TRONG SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC

Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời. Cùng với văn hóa Ai Cập, văn hóa Ấn Độ, văn hóa Hy Lạp – La Mã, văn hóa Trung Quốc là một trong bốn nền văn hóa phát triển rực rỡ của thế giới cổ đại. Văn hóa Chu Dịch, văn hóa Phục Hy (bat quai Phục Hy), văn hóa thái cực (âm dương Thái Cực) văn hóa 12 con giáp của trung quốc tạo thành một “thanh nam châm” khổng lồ đã và đang thu hút sự quan tâm tìm hiểu, khám phá của cả nhân loại trong thời đại công nghệ thông tin kĩ thuật số. Trong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, tử tương của Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Tuấn Tử và nhiều nhà tư tưởng lớn khác của Trung Quốc không những không bị bỏ qua, mà vẫn còn có giá trị tham khảo đối với việc giải quyết những vấn đề nhức nhối trong đời sống của xã hội hậu công nghiệp trong phạm vi quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế. Sự tồn tại của hàng chục viện nghiên cứu Trung Quốc và hàng trăm viện Khổng Tử ở các nước khắp các châu lục đã góp phần xác nhận giá trị lan tỏa và lôi cuốn của văn hóa Trung Quốc.

NHÂN TỐ KINH TẾ TRONG SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC

Vào những năm 1960, 1970, không thể nói đến sức mạnh mềm của Trung Quốc. Vì trong ba năm  “đại nhảy vọt” (1958 – 1960), 37,55 triệu người Trumg Quốc chết đói  và nền kinh tế Trung Quốc đứng  bên bờ vực sụp đổ; trong mười năm cách mạng văn hóa (1966 – 1976), 20 triệu người bị cách chức, đánh đổ, giết hại, trong đó có khoảng trên 80% đảng viên cộng sản chính thức. Năm 1978, Ngân hàng thế giới (WB) xếp GDP bình quân đầu người của Trung Quốc ngang  Somalia, Tanzania, đứng thứ 20 thế giới tính từ dưới lên. Văn hóa cổ truyền rực rỡ còn đó, nhưng xã hội tan hoang, kinh tế tiêu điều, đổ nát. Trong điều kiện đó không một ai nghĩ đến sức mạnh mềm của Trung Quốc.

Sau hơn ba chục năm cải cách, mở cửa, đến năm 2010 tổng lượng GDP của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (sau Mỹ). Hàng hóa giá dẻ của Trung Quốc đã tràn ngập Mỹ,  Nhật Bản, EU và ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Mỹ (1.160 tỷ USD).Euzozone đang thèm khát khoản dự trữ ngoại tệ hơn ba ngàn tỷ USD của Trung Quốc. các công ty của Trung Quốc như những con bạch tuộc khổng lồ đang vươn vòi ra khai thác tài nguyên theo kiểu thực dân ở châu Phi, Trung Á, Trung Đông, Mỹ Latinh và nhiều nơi khác trên khắp thế giới, cho dù phải trả giá đắt (suy thoái môi trường sinh thái, phân hóa giàu nghèo sâu sắc, bất ổn xã hội, tham nhũng phổ biến và hết sức nghiêm trọng…).

Thành công về kinh tế là một nhân tố bên trong quan trọng sức mạnh mềm của Trung Quốc. Hơn nữa, thành công về kinh tế còn tạo điều kiện phát huy sự lan tỏa văn hóa Trung Quốc ra khắp thế giới. Nói cách khác, nhân tố kinh tế và nhân tố văn hóa đã “cộng hưởng” với nhau tạo nên sức mạnh mềm của Trung Quốc trong quá trình chinh phục thế giới.
          
NHÂN TỐ NGOẠI GIAO TRONG SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC

Kinh tế và văn hóa có giá trị như nguyên liệu đầu vào của sức mạnh mềm Trung Quốc, còn chính sách, thủ đoạn ngoại giao có giá trị như chiếc thuyền có nhiệm vụ chuyển tải sức mạnh kinh tế và văn hóa ra thế giới. Có rất nhiều công trình khoa học có giá trị nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, chính trị, kinh tế, quân sự Trung Quốc. Nhưng còn quá ít công trình nghiên cứu về các thủ đoạn ngoại giao của Trung Quốc. Cũng như văn hóa, về thủ đoạn bang giao với thiên hạ, Trung Quốc đã có lịch sử phát triển hơn hai ngàn năm trăm năm kể từ thời Quản Trọng – Tề Hoàn Công thế kỷ thứ VII trước công nguyên.

Cho đến nay, trên thế giới, chưa một chính khách, học giả nào vượt học giả Đài Loan Cầu Triệu Lâm trong viêc phân tích về sách lược, thủ đoạn ngoại giao của Trung Quốc, đăc biệt về sách lược, thủ đoạn đàm phán với nước ngoài. Trong công trình “phân tích sách lược đàm phán quốc tế của Trung Quốc”,trên cơ sở nhắc lại ý kiến của nhà ngoại giao người Mỹ U. Alexis Johnson: Trung Quốc là một đối thủ đàm phán “ngoan cố, kiêu ngạo”,không thể lường trước được”; nếu Trung Quốc cho rằng không có lợi cho mình thì kể cả hiệp định đả được ký, Trung Quốc có thể coi như không mà không chút hối hận,Cầu Triệu Lâm đã mổ xẻ, làm rõ các thủ đoạn của Trung Quốc trong đàm phán quốc tế nói riêng, trong bang giao với thế giới nói chung.

Nhờ có sách lược thủ đoạn ngoại giao khôn khéo,xảo quyệt, mà Trung Quốc đã tân dụng tối đa các nhân tố văn hóa, kinh tế để tiến hành chinh phục thế giới. vì thế, sách lược và thủ đoạn ngoại giao là một nhân tố quan trọng tạo nên sức mạnh mềm Trung Quốc.
       
TRUNG QUỐC SỬ DỤNG SỨC MẠNH MỀM

Từ giữa thế kỷ XX về trước, các đế quốc, cường quốc chinh phục, khuất phục nước khác chủ yếu bằng sức mạnh cứng (dùng lực lượng quân sự là chính). Nhưng sau đó, cho đến nay và trong tương lai, trong quá trình chinh phục thế giới, các cương quốc vưa sử dung sức mạnh cứng, vừa sử dụng sức mạnh mềm. không có sức mạnh cứng, sức mạnh mềm không phát huy được tác dụng cần thiết.sức mạnh cứng có vai trò như giá đỡ, như bệ phóng để truyền tải sức mạnh mềm ra thế giới. Hiện, có lẽ, Trung Quốc là quốc gia thành công nhất trong việc sử dụng sức mạnh mềm trong quá trình chinh phục thế giới.

Bằng sức mạnh mềm, Trung Quốc đã nắm chắc, chi phối được trường ở nhìu nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh; đã buộc nhìu nước vốn thân thiết với Mỹ và phương Tây nay phải cân bằng, ít ra là về ngoại giao, quan hệ với Trung Quốc; bằng viện trợ kinh tế, Trung Quốc đã buộc lãnh đạo nhiều quốc gia thực hiện chính sách đối nội, chính sách đối ngoại có lợi cho Trung Quốc.Trung Quốc dùng sức mạnh mềm không chỉ đối với các nước nhỏ, các nước trung bình, mà đang sử dụng sức mạnh mềm một cách khôn khéo và có hiệu quả đối với cả Mỹ, Nga, Nhật, EU.

Trong một công trình chuyên khảo đăng trên tạp chí “Địa chính trị” đầu tháng 10/2012, nhà kinh tế học Antoine Brunet, chủ tịch AB Marche, đã luận chứng một cách thuyết phục về việc Trung Quốc đã chủ động gây nên cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ Mỹ vào 9/2008 thông qua cách hành sử thiếu hợp tác,không thiện chí và những thủ đoạn cạnh tranh xấu xa. Antoine Brunet đã cảnh báo: khi đồng nhân dân tệ quốc tế hóa và sức mạnh quốc phòng gần bằng Mỹ, Trung Quốc sẽ áp đặt thống trị địa chính trị và quy tắc vận hành độc đoán, phản dân chủ của mình đối với phần còn lại của thế giới.

Từ nay đến năm 2020, Trung Quốc sẽ nỗ lực sử dụng sức mạnh mềm để xâm nhập và khống chế các nước vừa và nhỏ ở khắp các châu lục, trước hết là các nước láng giềng, các nước ASEAN; lấn Mỹ, lấn Nga ở những nơi có thể trong khi vẫn duy trì hòa hoãn với Mỹ, “hữu hảo” với Nga và ve vãn EU.

L.V
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.