Trung Quốc, Đài Loan lại đổ thêm dầu vào lửa
Wednesday, January 30, 2013 7:11 AM GMT+7
(VNSea) Cũng như lãnh đạo các nước trên thế giới, nhân dịp năm mới 2013, Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đã phát biểu trên kênh truyền hình trung ương, Ông gửi lời chúc năm mới hạnh phúc tới toàn thể người dân Trung Quốc và toàn thế giới, Trung Quốc quyết tâm kiên định đi con đường phát triển hoà bình. Ông cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện một "khởi đầu tốt" trong năm mới sau khi đã đạt được các mục tiêu phát triển như được nêu trong báo cáo tại đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Có vẻ để thực hiện một "khởi đầu tốt" như ông Hồ Cẩm Đào phát biểu nên năm mới 2013 mới chỉ đi qua được hai tuần, Trung Quốc đã triển khai một loạt hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông như:

- Ngày 01/01/2013, Quy định mới của tỉnh Hải Nam của Trung Quốc về “Điều lệ quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam” nhằm chặn và lục soát tàu nước ngoài bắt đầu có hiệu lực.

- Ngày 2/1/2013, Bắc Kinh ngang nhiên tập trận phòng không phi pháp ở đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

- Ngày 8/1, tàu đổ bộ của Trung Quốc tiến sát đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

- Ngày 11/1/2013, bất chấp các nỗ lực xoa dịu tình hình trên Biển Đông của các bên liên quan và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục khiến căng thẳng gia tăng bằng cách phát hành các bản đồ mới. Theo Hãng tin Tân Hoa xã dẫn nguồn Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) thông báo, lần đầu tiên nước này đưa ra một tấm bản đồ mới trong đó đánh dấu thể hiện rõ hơn 130 đảo lớn nhỏ ở Biển Đông và quần đảo tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông thuộc về Trung Quốc đại lục.

- Mong muốn của ông Hồ Cẩm Đào cũng như mọi người trên toàn thế giới là năm mới mọi người đều có cuộc sống hạnh phúc, yên bình nhưng trong những ngày qua Trung Quốc lại có hành động không những vi phạm cam kết về Tuyên bố cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) được ký năm 2002 giữa Trung Quốc và các nước ASEAN (trong đó có cam kết: tăng cường nỗ lực để xây dựng lòng tin; đối xử nhân đạo với người bị nạn trên biển) mà còn vô nhân đạo khi Hải quân Trung Quốc chặn tàu cá Việt Nam bị nạn vào quần đảo Hoàng Sa tránh bão. Theo thông báo ngày 8/1/2013 của Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung - Tây Nguyên của Việt Nam cho biết "có hai tàu cá của Việt Nam (1 tàu bị nạn và 1 tàu đến cứu hộ) xin vào đảo Bom Bay (trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam do Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng toàn bộ năm 1974) lánh nạn và sửa chữa hư hỏng nhưng bị tàu hải quân Trung Quốc ngăn chặn nên phải neo đậu giữa biển trong điều kiện gió cấp 6 - 7".

 

Như để hùa theo những vi phạm của Trung Quốc, Đài Loan cũng có hành động đổ thêm dầu vào lửa, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Ngày 27/12/2012 Ông Jerry Ou, người đứng đầu Cục Năng lượng Đài Loan đã thông báo "Cục Khoáng sản thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan hợp tác với Tập đoàn lọc dầu nhà nước CPC dự kiến trong năm 2013 sẽ bắt đầu khởi động việc thăm dò dầu khí ở khu vực biển xung quanh đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Đài Loan sẽ dành khoản ngân sách trị giá 17 triệu Đài tệ (585.000 USD) cho dự án này".
Đây là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và là một động thái gia tăng căng thẳng trong vùng biển tranh chấp.

Hành động này của Đài Loan ngay lập tức bị chính quyền Việt Nam phản đối, ngày 10/1/2013 ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc phía Đài Loan có kế hoạch tiến hành thăm dò dầu khí tại vùng biển xung quanh đảo Ba Bình là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Đài Loan hủy bỏ ngay kế hoạch phi pháp nêu trên".

Chúng ta hãy xem lại lịch sử về chủ quyền đối với hòn đảo này để hiểu tại sao Việt Nam lại tuyên bố mạnh mẽ như vậy:
Đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba) nằm ở tọa độ 10°23 bắc, 114°22 đông, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cũng như quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa đã được Việt Nam khai phá và thực thi chủ quyền một cách hòa bình và liên tục từ thời Chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ thứ XVII, khi mà các hòn đảo này còn là những hòn đảo vô chủ.
 
Trong khi đó như nhiều tài liệu đã phân tích, chính quyền Trung Quốc chỉ biết đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ năm 1935 trong khi Pháp đang thay mặt chính quyền An Nam thực thi chủ quyền, từ đây Trung Quốc có mưu đồ thôn tính quần đảo này với hành động đầu tiên là "vin cớ thẩm tra bản đồ thủy bộ, chính quyền Trung Quốc đã cho đặt tên các đảo, đá ngầm, bãi ngầm của 4 quần đảo ở Biển Đông trong đó của quần đảo Trường Sa mà họ đặt tên là "Đoàn Sa" và vẽ 4 quần đảo này trên một bản đồ mang tên "Trung Quốc Nam hải các đảo dữ đồ" (Bản đồ các đảo Nam hải Trung Quốc)"; hành động thứ 2 là: tháng 12/1946, sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Hoa Dân Quốc đã cho quân đổ bộ lên chiếm đóng đảo Ba Bình và loan báo là để "tiếp nhận" đảo này sau khi Nhật đầu hàng. Hành động mà Trung Quốc cho là "tiếp nhận" thực chất là hành động lấn chiếm lãnh thổ của Việt Nam bằng vũ lực, nếu có sự "tiếp nhận" thì người "tiếp nhận" phải là Việt Nam chứ không phải là Trung Quốc bởi vì năm 1939, quân Nhật Bản đổ bộ lên quần đảo Trường Sa khi quần đảo này đang do Pháp thay mặt chính quyền An Nam quản l‎ý. Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, khi Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các đảo ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Đại diện Chính phủ Bảo Đại là Thủ tướng Trần Văn Hữu đã chính thức tuyên bố và khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo mà không có nước nào lên tiếng phản đối.

Trong khi vẫn luôn chủ trương thực hiện chính sách “một Trung Quốc” hay “một quốc gia, hai chế độ” đối với đảo Đài Loan, luôn phủ nhận và sẵn sàng đe dọa sử dụng vũ lực để ngăn cản việc Đài Loan tách riêng khỏi chính quyền đại lục - trở thành một quốc gia độc lập. Nhưng đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, chính quyền Trung Quốc luôn có cùng quan điểm với Đài Loan, có lẽ do đảo Ba Bình - đảo lớn nhất tại Trường Sa và bãi Bàn Than đang nằm dưới sự kiểm soát của Đài Loan và Đài Loan cũng yêu sách với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Trung Sa ở Biển Đông và vùng biển theo yêu sách “đường lưỡi bò” phi l‎ý.

Phương thức giải quyết tranh chấp của Trung Quốc và Đài Loan cũng cơ bản giống nhau là muốn biến những vùng biển không có tranh chấp của nước khác thành có tranh chấp và đưa ra những đề nghị vô lý: Trung Quốc thì nêu "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác"; Đài Loan cũng nêu tương tự "bảo vệ chủ quyền, tạm gác tranh chấp, tìm kiếm hòa bình và có đi có lại, phát huy việc đồng thăm dò".

Những hành động làm phức tạp tình hình Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cho dù là của Trung Quốc hay Đài Loan đều thể hiện sự hung hăng, trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế, luôn có tư tưởng bá quyền. Vì vậy, các nước liên quan cần hết sức cảnh giác với các hành động của cả Trung Quốc và Đài Loan; đề phòng khả năng cấu kết giữa Trung Quốc và Đài Loan trong việc thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông./.

Minh Châu

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.