Tổng quan về chiến lược biển - đảo Nhật Bản (Kỳ 1)
09 Tháng Giêng 2014 7:00 SA GMT+7
Chính phủ Nhật Bản vừa thông qua đồng loạt 3 văn kiện mới hết sức quan trọng là: “Đại cương kế hoạch phòng vệ”, “Kế hoạch tổng thể lực lượng phòng vệ trung hạn” và “Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia”. Trong đó, tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ bảo vệ các cụm đảo Tây Nam Nhật Bản.

Nhật sẵn sàng “đón tiếp” 2 lữ hải quân đánh bộ Trung Quốc

“Đại cương kế hoạch phòng vệ” mới của Nhật tập trung xây dựng phương châm chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trong thời gian 10 năm tới, tuân thủ nguyên tắc không trở thành một cường quốc quân sự, kiên trì phương châm phòng vệ; chỉnh đốn các lực lượng tự vệ trên không, trên biển và trên đất liền; xây dựng “lực lượng phòng vệ có năng lực cơ động tổng hợp”, bảo đảm đầy đủ hai yếu tố “chất” và “lượng” cho quân đội Nhật Bản; nâng cao năng lực phòng thủ và khả năng ứng phó trong tình huống đột xuất.

Căn cứ vào Kế hoạch phòng vệ trung hạn, trong vòng 5 năm tới, Nhật dự chi ngân sách 24,67 nghìn tỷ Yên (tương đương 239 tỷ USD); thành lập các trung đoàn thủy - lục cơ động thuộc lực lượng tự vệ trên đất liền, đảm trách nhiệm vụ tác chiến ở các đảo trên biển; mua sắm 17 chiếc máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey, 3 máy bay trinh sát không người lái để nâng cao khả năng giám sát và năng lực cơ động tác chiến; đẩy mạnh hợp tác với quân đội Mỹ trong lĩnh vực thu thập và chia sẻ thông tin tình báo.

Lực lượng Nhật sẽ được các tàu đổ bộ trực thăng hỗ trợ đắc lực

Trong “Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia” đầu tiên của mình, Chính phủ Nhật Bản xác định, cần phải xây dựng các chính sách bảo đảm an ninh quốc gia mang tính chiến lược; tăng cường quan hệ hợp tác với những quốc gia có chung nhận thức và lợi ích chiến lược như: Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ và các nước khối Asean; xây dựng chính sách xuất khẩu vũ khí mới; vun đắp tinh thần yêu nước cho quần chúng nhân dân…

Về vấn đề quan hệ với Trung Quốc, Tokyo sẽ tập trung chú ý vào các chính sách ngoại giao và động thái quân sự của Bắc Kinh; nỗ lực xây dựng mối quan hệ chiến lược Trung-Nhật cùng có lợi. Hai nước cần xây dựng các cơ chế có liên quan, ngăn chặn những sự cố phát sinh ngoài ý muốn. Theo phân tích của các phương tiện truyền thông Nhật Bản, tuy đã ban hành một loạt các chính sách ngoại giao bảo đảm an ninh mới nhưng Chính phủ Shinzo Abe cũng không quên mở rộng quy mô lực lượng tự vệ, nâng cao tiềm lực quốc phòng.

Nhật sẽ sắm máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey và máy bay trinh sát không người lái chiến lược RQ-4 Global Hawk

Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, việc mua sắm máy bay V-22 Osprey và xe thiết giáp lưỡng thê AAV-7 là nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng các trung đoàn thủy - lục cơ động. Các trung đoàn này sẽ trở thành những viên gạch đầu tiên, đặt nền móng cho việc thành lập các lữ đoàn hải quân đánh bộ trong tương lai. Có thể nhận thấy, các trung đoàn này sẽ sử dụng V-22 Osprey và AAV-7 để đổ bộ đánh, tái chiếm đảo, mục đích chính là nhằm vào quần đảo đang tranh chấp với Trung Quốc ở Senkaku/Điếu Ngư.

Bộ Quốc phòng Nhật có kế hoạch bắt đầu từ năm 2015 sẽ xây dựng các trung đoàn thủy - lục cơ động theo mô hình của hải quân đánh bộ Mỹ. Bước đầu sẽ triển khai huấn luyện cho 600 quân thuộc Trung đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc lực lượng tự vệ trên bộ (lục quân) khu vực phía Tây, đóng quân tại căn cứ Nagasaki ở Sasebo để đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ các cụm đảo. Sau đó, lực lượng này sẽ được dần dần tăng cường đến con số 3.000 quân.

Quân số của lực lượng phòng thủ các cụm đảo sẽ nhanh chóng tăng lên 3.000 quân

Trung đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc lực lượng tự vệ trên bộ khu vực phía Tây của Nhật Bản (thường gọi là “Trung đoàn miền Tây”), trực thuộc biên chế Quân khu 1 của lục quân Nhật Bản, thực chất là một trung đoàn bộ binh đặc biệt, đảm nhận nhiệm vụ tác chiến phản ứng nhanh, sánh ngang với trung đoàn 1 đổ bộ đường không nổi tiếng của Nhật. Trung đoàn này đã từng nhiều lần tham gia các cuộc tập trận liên hợp phòng thủ và đánh chiếm đảo với quân đội Mỹ ở bờ biển phía Tây Hoa Kỳ, đảo Guam và Hawaii.

Các thành viên của “Trung đoàn miền tây” đều phải trải qua sự chọn lọc khắt khe, chủ yếu tuyển chọn từ các thành viên của sư đoàn 1 bảo vệ thủ đô Tokyo và các lực lượng đặc nhiệm. Khoảng 70% số lượng này đã được trải qua các khóa huấn luyện các khoa mục tác chiến đặc chủng, bao gồm: Sinh tồn trong điều kiện dã ngoại, tác chiến sơn địa, bí mật tiềm nhập... Sau đó, họ sẽ được huấn luyện thêm các kỹ năng tác chiến đặc chủng dưới nước để nhanh chóng trở thành các nhân viên tác chiến đổ bộ đánh chiếm đảo tinh nhuệ.

Xe thiết giáp đổ bộ AAV-7

Trong năm nay, lục quân Nhật Bản đã từng huấn luyện sử dụng máy bay V-22 Osprey trong diễn tập tác chiến đột kích đổ bộ được tổ chức tại Trại Pendleton, California và đảo San Clemente thuộc vùng biển San Diego - Mỹ. Việc này không chỉ thể hiện mối quan hệ hợp tác chặt chẽ Mỹ - Nhật,v mà còn chứng minh tác dụng và tính an toàn của loại máy bay vận tải hạng nặng này. Trong cuộc diễn tập, hải quân đánh bộ Mỹ còn huy động 15 xe thiết giáp đổ bộ AAV-7 thực hiện chi viện đổ bộ lên bãi biển.

Bắt đầu từ năm 2006, lục quân Nhật Bản và hải quân đánh bộ Mỹ đã bắt đầu triển khai công tác huấn luyện đổ bộ tại lãnh thổ nước Mỹ. Trong cuộc diễn tập lần thứ 8 mang tên “Hành động quả đấm sắt 2013” vừa qua, Nhật đã điều động 280 quân - số lượng đông nhất từ trước đến nay - để tham dự cuộc tập trận chung kéo dài trong 1 tháng. Lực lượng đổ bộ Nhật - Mỹ đã lấy tưởng định là tác chiến tái chiếm quần đảo Senkaku từ tay Trung Quốc.

Lực lượng tác chiến đổ bộ của Nhật luyện tập đổ bộ bằng xuồng cao tốc

Ngày 06-01-2013, trung đoàn đổ bộ đường không số 1 của lực lượng tự vệ trên bộ Nhật Bản đã tổ chức cuộc diễn tập đổ bộ đường không ở khu vực trường bắn Narashino - tỉnh Chiba với tưởng định khác hẳn so với cuộc diễn tập năm trước là “đổ bộ đường không, đột nhập hậu phương địch”. Tại cuộc diễn tập năm nay, Trung đoàn này đã tiến hành luyện tập khoa mục tác chiến “tái chiếm đảo từ tay quân địch”, triển khai đổ bộ và tấn công trên diện rộng, thể hiện một tư duy tác chiến khác biệt hoàn toàn.

Theo những thông tin được công bố, trong cuộc diễn tập thực binh, có bắn đạn thật này, lực lượng trinh sát đổ bộ đường không được trực thăng thả xuống bãi đổ bộ, họ tiến hành trinh sát địa hình và các động thái của quân địch, sau đó chỉ dẫn cho lực lượng đổ bộ tấn công mãnh liệt, dưới sự yểm hộ hỏa lực của lực lượng tự vệ trên không và trên biển, hoàn thành nhiệm vụ giành lại đảo từ tay quân địch. Đây là sự chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với 2 lữ hải quân đánh bộ số 1 và 164 của Trung Quốc trong tương lai.

(Còn tiếp)

Toàn Thắng (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.