Kế hoạch phát triển hải quân của các nước
07 Tháng Giêng 2014 7:09 SA GMT+7
Trong năm 2013, Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan đã công bố kế hoạch phát triển hải quân trong tương lai. Trong đó, Mỹ đưa ra kế hoạch đóng mới hơn 300 chiến hạm; Hàn Quốc, Ấn Độ và Anh sẽ tập trung vào việc phát triển các tàu sân bay và tàu ngầm mới; Đài Loan cũng tiếp tục tìm kiếm đối tác để phát triển tàu ngầm quốc nội.

Hải quân Mỹ vẫn là đầu bảng

Hồi tháng 5/2013, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đệ trình lên Quốc hội bản "Kế hoạch chế tạo chiến hạm hải quân 30 năm tới". Bản kế hoạch này đã hoạch định mục tiêu phát triển chiến hạm từ năm 2014 đến năm 2043, nhằm kiểm soát tổng chi phí đầu tư đóng tàu trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Siêu khu trục hạm lớp Zumwalt của Mỹ có lượng giãn nước tới 15.000 tấn

Cụ thể, hải quân Mỹ sẽ đóng mới 306 tàu, giảm đi chút ít so với dự thảo kế hoạch năm ngoái là từ 310 đến 316 tàu. Trong đó, bao gồm: 11 tàu sân bay; 88 tàu tuần dương và tàu khu trục; 52 tàu tác chiến ven bờ và tàu quét thủy lôi; 48 tàu ngầm hạt nhân tấn công, 12 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 33 tàu đổ bộ lưỡng thê, 29 tàu hậu cần, 33 tàu bảo đảm.

Hải quân Anh tập trung vào tàu ngầm và tàu sân bay

Tháng 1/2013, Bộ Quốc phòng Anh đã công bố “Quy hoạch trang bị, vũ khí giai đoạn 2012 - 2022", xác định trong mười năm tới sẽ đầu tư mạnh cho các dự án phát triển trang bị, vũ khí hải quân với tổng vốn đầu tư là 160 tỷ bảng Anh (khoảng 253 tỷ USD).

Mô phỏng đồ họa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh

Về chiến hạm, Anh sẽ đầu tư 53 tỷ bảng Anh, đóng mới bảy tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Astute, đồng thời nghiên cứu phát triển một loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới, đóng mới 02 tàu sân bay lớp "Queen Elizabeth", nghiên cứu chế tạo 26 tàu hộ vệ và mua sắm thêm các loại tên lửa, ngư lôi…

Hải quân Hàn Quốc phát triển toàn diện

Hàn Quốc đã công bố kế hoạch phát triển tàu chiến trung và dài hạn trong đó bao gồm rất nhiều các hạng mục như: Đóng các tàu sân bay, tàu ngầm, tàu hộ vệ, tàu khu trục và nhiều các loại trạng thiết bị vũ khí khác.

Tháng 10/2013, Hàn Quốc đã công bố kế hoạch nghiên cứu về tính khả thi của dự án chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ, dự tính đến năm 2036 sẽ triển khai cho lực lượng hải quân nước này thêm hai tàu sân bay, xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh để tăng cường đối phó với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng hải quân các nước xung quanh.

Tàu hộ vệ lớp FXX của hải quân Hàn Quốc

Kế hoạch này cũng dự kiến mua 6 tàu ngầm Type 214 với trọng tải 1.800 tấn, để đến năm 2023 sẽ đưa số lượng tàu ngầm lớp này lên đến con số 9; năm 2030 sẽ đóng thêm 9 tàu ngầm loại 3.000 tấn. Mua thêm hàng chục tàu hộ vệ lớp FXX, có trọng tải từ 2.300 đến 3.000 tấn. Kế hoạch đến năm 2023, sẽ mua thêm 3 tàu khu trục tên lửa Aegis KDX-III.

Hải quân Ấn Độ: Trọng tâm là tàu ngầm

Tháng 8/2013, sau vụ nổ ngư lôi làm chìm tàu ngầm lớp Kilo 877EKM S-63 INS Sindhurakshak, ngay lập tức nước này đã xúc tiến chương trình phát triển tàu ngầm, để tránh suy giảm sức mạnh các lực lượng tác chiến dưới nước.

Tàu ngầm AIP lớp Scorpene của hải quân Ấn Độ

Bước đầu tiên là kế hoạch duy tu, nâng cấp 13 tàu ngầm thông thường hiện có để kéo dài tuổi thọ sử dụng. Bước thứ hai là đảm bảo dự án đóng 06 tàu ngầm lớp Scorpene do Công ty đóng tàu Mazagon ở Mumbai-Ấn Độ không bị trì hoãn trong thời gian quá dài. Bước thứ ba, sẽ chi phí 7,9 tỷ USD để đóng mới 06 chiếc tàu ngầm thông thường. Ngoài ra, Ấn Độ cũng đã có nhiều đột phá trong nghiên cứu, sản xuất tàu ngầm hạt nhân và tàu sân bay.

Hải quân Đài Loan: Quyết đóng tàu ngầm quốc nội

Đài Loan có kế hoạch đầu tư 18,7 triệu USD, để mua 2 tàu hộ vệ đã nghỉ hưu thuộc lớp Oliver Hazard Perry của Hải quân Mỹ. Đồng thời, Đài Bắc cũng từ bỏ kế hoạch mua tàu ngầm của Mỹ, triển khai nghiên cứu giai đoạn tiền khả thi của kế hoạch nghiên cứu, chế tạo một thế hệ tàu ngầm quốc nội mới.

Tàu hộ vệ lớp Perry của hải quân Mỹ

Đài Loan đã quyết định chi cho Chương trình nghiên cứu này khoảng hơn 10 tỷ Đài tệ (tương đương 340 triệu USD), để thiết kế, nghiên cứu và chế tạo thử một nguyên mẫu tàu ngầm từ 1.000 đến 2.000 tấn.

Toàn Thắng (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.