Tổng quan về chiến lược biển - đảo Nhật Bản (Kỳ 2)
10 Tháng Giêng 2014 6:21 SA GMT+7
Trong thời gian 5 năm tới, Nhật sẽ tái biên chế 7 sư đoàn và lữ đoàn lục quân thành các sư/lữ cơ động kiểu hải quân đánh bộ, kết hợp với “Trung đoàn miền Tây” và Trung đoàn 1 đổ bộ đường không trở thành nắm đấm thép bảo vệ Senkaku.

Nhật có thể đánh chiếm Senkaku trong vòng 10 phút

Tạp chí “Nghiên cứu quân sự” của Nhật Bản cho biết, trong hệ thống “Tác chiến phòng thủ đảo”, “Triển khai tác chiến trước khi sự việc phát sinh” là giai đoạn đầu tiên, mang tính chất then chốt. Chỉ khi nào giai đoạn này được thực hiện hoàn hảo thì các giai đoạn sau, bao gồm: “Tác chiến bảo vệ đảo” và “Tác chiến chống đổ bộ” mới chắc chắn giành được thắng lợi.

Từ trước đến nay, trong toàn bộ biên chế của lực lượng tự vệ Nhật Bản, những đơn vị thực sự có khả năng “Triển khai tác chiến trước khi sự việc phát sinh” chỉ có Trung đoàn đổ bộ đường không số 1 và trung đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc lực lượng tự vệ trên bộ khu vực phía tây. Đây chính là những đối thủ đáng gờm nhất của hải quân đánh bộ Trung Quốc, nếu một mai, tranh chấp chủ quyền Senkaku/Điếu Ngư leo thang thành xung đột quân sự.

Lực lượng Nhật sẽ được các tàu đổ bộ tấn công F-35 hỗ trợ đắc lực

Trung đoàn bộ binh cơ giới trực thuộc lực lượng tự vệ trên bộ khu vực phía tây biên chế đủ khoảng 660 người, trong khi các trung đoàn khác của Nhật thường có quân số khoảng 1.100 người. Từ khi thành lập đến nay, trung đoàn này cũng chưa bao giờ đủ biên chế, tối đa mới được 600 người. Tuy quân số của trung đoàn này ít hơn các đơn vị đồng cấp, nhưng sức mạnh của nó thì không ai có thể xem thường.

Ngoài trung đoàn bộ, nó còn có 1 đại đội trực thuộc trung đoàn và 3 đại đội bộ binh (ngang cấp tiểu đoàn). Các đại đội bộ binh chính là nòng cốt tạo nên sức mạnh của trung đoàn này. Mỗi đại đội có 3 trung đội bộ binh (trong đó có 1 trung đội đột kích), 1 trung đội chống tăng, 1 trung đội cối 81mm và 1 trung đội cối 120mm.

Năng lực tác chiến của “Trung đoàn miền tây” rất mạnh

Công tác xây dựng biên chế của trung đoàn này cực kỳ khắt khe, thành viên của nó được tuyển lựa từ những đơn vị tinh nhuệ nhất của lục quân Nhật như: Sư đoàn 1 phòng thủ Tokyo, nhóm tác chiến đặc biệt và lữ 1 đổ bộ đường không. Đơn vị này không có tân binh, tất cả thành viên tối thiểu cũng phải là hạ sĩ quan, đã trải qua các khóa huấn luyện tác chiến đặc biệt, chí ít cũng phải trải qua huấn luyện tác chiến chính quy, tố chất tổng hợp cá nhân và trình độ chuyên môn đứng đầu trong toàn lực lượng lục quân.

Tuy trực thuộc lục quân, nhưng bất kể là về vũ khí, trang bị hay chương trình huấn luyện của trung đoàn này thực ra đều đạt chuẩn của hải quân đánh bộ. Nguyên nhân bởi vì Nhật Bản chịu sự ước thúc của bản “Hiến pháp hòa bình” nên không được phép thành lập các binh chủng mang tính chất tấn công, vì thế họ không được phép thành binh chủng này mà phải “lách luật”.

Vì không được phép thành lập binh chủng Hải quân đánh bộ nên Nhật đã phải “lách luật”

Trong biên chế của Trung đoàn đổ bộ đường không số 1, Trung đội tác chiến đặc biệt chống khủng bố (ngang cấp đại đội), mới được thành lập năm 2004 là một đơn vị không thể xem nhẹ với biên chế 2 tiểu đội (ngang cấp trung đội). Một tiểu đội rất giỏi tác chiến trên tàu thuyền, đổ bộ đường không và đánh rừng núi (tác chiến sơn địa và bán sơn địa); tiểu đội còn lại tinh thông ngụy trang phục kích, đột kích và công kiên thành phố, thị xã.

Mỗi tiểu đội đặc nhiệm này gồm có 2 sĩ quan và 10 hạ sĩ quan, mỗi người đều rất giỏi tiềm nhập dưới nước, nhảy dù từ trên không, sinh tồn và tác chiến trong môi trường rừng núi. Họ còn được học qua các khóa huấn luyện thu thập thông tin và kỹ năng tác chiến tình báo. Ngoài điều kiện bắt buộc là giỏi tiếng Anh, mỗi người phải thông thạo thêm 1 ngoại ngữ nữa, trong đó có 1 bộ phận chuyên tiếng Trung Quốc.

Trung đội tác chiến đặc biệt chống khủng bố có khả năng tác chiến dưới nước, đổ bộ đường không, tác chiến rừng núi

Nhìn chung, Trung đoàn đổ bộ đường không số 1 thuộc lực lượng tự vệ trên bộ của Nhật có khả năng cơ động cực nhanh. Về mặt chiến thuật, tất cả nhân viên và trang bị đều được triển khai bằng máy bay vận tải, khi “có biến”, lực lượng tiền trạm có thể được triển khai đến bất cứ khu vực nào có chiến sự trong vòng 18 tiếng, kể từ khi nhận mệnh lệnh.

Theo tính toán của Tạp chí “Nghiên cứu quân sự”, năng lực tới hạn của Trung đoàn đổ bộ đường không số 1 khi có tác chiến khẩn cấp, trong điều kiện huy động 80% binh lực như sau: Mỗi đợt triển khai quân, họ có thể huy động 38 máy bay vận tải cánh cố định và 160 chiếc trực thăng vận tải, vận chuyển được 2 đại đội đổ bộ đường không và toàn bộ trang bị, hậu cần, vật tư, thời gian cơ động nhanh gấp 3-4 lần so với lực lượng bộ đội thiết giáp lục quân.

Mỗi đợt triển khai quân, Trung đoàn đổ bộ đường không số 1 có thể huy động 38 máy bay vận tải cánh cố định và 160 chiếc trực thăng vận tải

Nhờ khả năng này, lực lượng tác chiến của trung đoàn có khả năng tác chiến bao vây, vu hồi phía sau và bên sườn địch rất mạnh. Khi thực hiện nhiệm vụ bao vây chiến thuật, tốc độ hình thành vòng vây của lực lượng đổ bộ đường không nhanh gấp 7-8 lần so với lực lượng cơ động dưới mặt đất. Nếu sử dụng cả máy bay vận tải cánh quạt nghiêng V-22 Osprey của Mỹ, lực lượng tự vệ Nhật tại các đảo Iriomote (Iriomote-jima) và Ishigaki (Ishigaki-jima) có thể đổ bộ đường không xuống đánh chiếm Senkaku vẻn vẹn trong vòng 10 phút.

Ngày 05/01 vừa qua, Chính phủ Nhật đã quyết định tái biên chế 7 sư đoàn và lữ đoàn trong tổng số 15 sư đoàn/lữ đoàn thuộc lực lượng tự vệ trên bộ (lục quân) trong toàn quốc, thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động phản ứng nhanh, chuyên trách bảo vệ khu vực cụm đảo tây nam. Động thái này chủ yếu để thay đổi thể chế lực lượng tự vệ trên bộ, được xây xựng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhằm đối phó với tình huống đổ bộ quy mô lớn của đối phương.

Ý đồ triển khai binh lực và tác chiến của lực lượng tự vệ Nhật Bản ở khu vực Senkaku

Được biết, trong thời gian 5 năm tới, bắt đầu từ năm 2014, lực lượng tự vệ trên bộ của Nhật Bản sẽ tái biên chế sư đoàn 6 và sư đoàn 8; lữ đoàn 11 và lữ đoàn 14 thành các sư đoàn và lữ đoàn cơ động. Trong thời gian 5 năm kế tiếp, sẽ tiếp tục tái biên chế các sư đoàn 2; lữ đoàn 5 và lữ đoàn 12 nhưng vẫn giữ nguyên địa điểm đóng quân của các Bộ tư lệnh sư đoàn/lữ đoàn này.

3 sư đoàn và 4 lữ đoàn cơ động mới thành lập sẽ trở thành lực lượng cơ động phản ứng nhanh, được trang bị 8 xe cơ động chiến đấu cao tốc. Nhật sẽ lấy các sư đoàn/lữ đoàn bố trí tại Hokkaido làm lực lượng nòng cốt để tiến hành thành lập các đơn vị này. Có thể nhận định là trong vòng 5 năm nữa, binh chủng hải quân đánh bộ “trá hình” này của Nhật Bản sẽ trở nên rất mạnh, có khả năng áp đảo hoàn toàn 2 lữ đoàn hải quân đánh bộ Trung Quốc.

Toàn Thắng (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.