Tương quan lực lượng Trung - Ấn (Kỳ 2)
Thursday, January 16, 2014 6:29 AM GMT+7
Quan điểm của Ấn Độ là không coi thường mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng cũng không nhân nhượng với những đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh. Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra quyết đoán thái quá với các nước láng giềng. Do vậy, thái độ răn đe mạnh của Ấn Độ là điều rất cần thiết.

Tên lửa của Trung Quốc

Trung Quốc đã thay các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhiên liệu lỏng CSS-2 ở Tây Tạng bằng các hệ thống tên lửa nhiên liệu rắn tiên tiến hơn CSS-5 và điều này tăng thêm đe dọa đối với Ấn Độ. Nâng cấp trang thiết bị quân sự của Trung Quốc đang được đẩy mạnh, trong đó có tên lửa. Nâng cấp tên lửa với 4 thành phần chính: Thay thế nhiên liệu lỏng bằng các động cơ nhiên liệu rắn để sử dụng an toàn và hiệu quả hơn; thay vỏ động cơ thép bằng vỏ composit làm cho tên lửa nhẹ hơn; cải tiến tính linh hoạt của đầu đạn để tránh bị phát hiện; cải tiến hệ thống điều khiển để dung sai nhỏ. Tương tự, Ấn Độ cũng nâng cấp Agni 2 thành Agni 4.

Một cửa khẩu trên biên giới Trung Quốc - Ấn Độ

Các tên lửa chiến lược mang tính răn đe hơn là vũ khí sử dụng cho chiến tranh. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều tuyên bố không sử dụng vũ khí hạt nhân trong học thuyết quân sự của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trong lãnh thổ của mình. Vì Trung Quốc coi Arunachal Pradesh là lãnh thổ của họ nên về lý thuyết nước này có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở đó.

Nỗ lực hiện đại hóa quân sự

Trung Quốc hiện đang phát triển các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự hiện đại như máy bay tàng hình J-20, tên lửa tiêu diệt tàu sân bay DF-21D, tàu sân bay Thị Lang và vũ khí chống vệ tinh. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường đầu tư quân sự nhằm giành lợi thế chiến lược đối với Ấn Độ dọc biên giới, đồng thời tăng cường hiện diện ở Ấn Độ Dương. Những phát triển này tạo ra mối đe dọa lâu dài cho Ấn Độ.

Trung Quốc rất muốn có được khả năng công nghệ cao của Mỹ, tuy nhiên do bị hạn chế bởi quy định chuyển giao công nghệ vũ khí, Trung Quốc chỉ tiếp cận công nghệ quân sự hạn chế với Nga, Ukraina và ngành công nghiệp trong nước. Trung Quốc đang cố gắng phát triển sức mạnh quân sự như tàu sân bay và phương tiện tàng hình, đồng thời chống lại chiến tranh mạng và tác chiến hỗn hợp Hải - Lục - Không quân bằng vũ khí chống vệ tinh, tên lửa tiêu diệt tàu sân bay DF-21D và tác chiến mạng.

Sự đe dọa đối với Ấn Độ

Trong tương lai gần, mối đe dọa của Trung Quốc đối với Ấn Độ chỉ có giới hạn ở biên giới đất liền. Biên giới Ấn - Trung có thể được phân chia thành khu vực phía tây bao gồm Himachal Pradesh và Jammu và Kashmir, khu vực trung tâm gồm Uttaranchal và khu vực phía đông gồm Sikkim, Bhutan và Arunachal Pradesh. Khu vực phía tây không có lợi thế chính trị nào cho Trung Quốc và việc xâm chiếm lãnh thổ ở khu vực này không thể coi là thắng lợi vì không nằm trong “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.

Hơn nữa, khu vực này có biên giới với hai tỉnh bất ổn là Tây Tạng và Tân Cương và cuộc xung đột có thể đem lại cơ hội cho Ấn Độ để cắt đứt đường cao tốc Karakoram và vùng đất nối giữa Trung Quốc và Pakistan. Khu vực trung tâm có các núi cao và thung lũng. Mặc dù có cơ sở hạ tầng tốt hơn, Trung Quốc vẫn phải bố trí nhiều sư đoàn tác chiến ở địa hình núi cao này. Khu vực này không có lợi cho chiến dịch chớp nhoáng để “dạy Ấn Độ một bài học” và Trung Quốc phải chịu khó khăn rất lớn về đảm bảo hậu cần. Khu vực phía đông là thuận lợi nhất. Gần đây, Arunachal Pradesh nằm trong danh sách “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, trong đó Tawang (thuộc bang Arunachal Pradesh) rất có giá trị. Khu vực tam giác nối Sikkim, Bhutan và Ấn Độ kéo dài xuống Siliguri là khu vực đang đòi ly khai. Nếu có cơ hội để “dạy Ấn Độ một bài học” ở khu vực phía đông, Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn chiến dịch quân sự tại đây.

Khả nămg đối phó của Ấn Độ

Ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ là phải gạt bỏ ám ảnh của thất bại năm 1962, khôi phục lòng tin và tinh thần. Thực tế, quân đội Ấn Độ đã có những thành công trong việc chống lại Trung Quốc. Cho đến nay, trong quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ luôn thể hiện sự tự tin và không nhân nhượng. Để đối phó hiệu quả với Trung Quốc, Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp quan trọng.

Tuyên bố và nhắc lại mong muốn của Ấn Độ là “quốc gia nguyên trạng”, không có ý định gây hấn với bất cứ nước láng giềng nào; Tiếp tục đàm phán biên giới với Trung Quốc trên cơ sở hiệp định khung năm 2005; Hạn chế những lợi thế của Trung Quốc trong việc sử dụng lực lượng; Tăng cường năng lực trinh sát, tình báo từ xa; Vô hiệu hóa lợi thế về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc; Phát triển tên lửa hành trình siêu âm Nirbhay tầm bắn 700km; Đối phó với khả năng hậu cần của Trung Quốc; Tăng cường năng lực thiết giáp và cơ giới hóa ở Aksai Chin và khu vực tam giác Sikkim; Tăng thêm lực lượng đặc nhiệm ở khu vực biên giới; Đưa ra những lựa chọn bổ sung về Tây Tạng, không công khai công nhận chính sách “một Trung Quốc”; Tăng cường khả năng trinh sát và sử dụng lực lượng tại eo biển Malacca cùng với các điểm trọng yếu khác như Lumbok và Sunda; Giành, giữ và tăng cường can dự ngoại giao với các quốc đảo ở Ấn Độ Dương, cải thiện quan hệ ngoại giao với Afghanistan, Bangladesh và Sri Lanka.

Quan điểm của Ấn Độ là không coi thường mối đe dọa của Trung Quốc, nhưng cũng không nhân nhượng với những đòi hỏi quá đáng của Bắc Kinh. Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra quyết đoán thái quá với các nước láng giềng. Do vậy, thái độ răn đe mạnh của Ấn Độ là điều rất cần thiết. Chừng nào, Ấn Độ còn khả năng ngăn chặn Trung Quốc “dạy một bài học”, thì hòa bình sẽ tiếp tục được bảo đảm tại khu vực

Tuy nhiên, trong bối cảnh đối nội, đối ngoại của cả hai nước đều còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Tương quan lực lượng hai bên lại chưa rõ ràng. Trung Quốc đang cố gắng thể hiện hình ảnh “trỗi dậy hòa bình”, “trấn hưng Trung Hoa”, tiếp tục cải cách kinh tế… Còn Ấn Độ đang tích cực củng cố tiềm lực kinh tế và quân sự, sẵn sàng đối phó nếu xung đột “quy mô giới hạn” với Trung Quốc xảy ra; triển khai chính sách hướng Đông và nâng cao vị thế của Ấn Độ trên trường quốc tế... khiến khả năng xảy ra xung đột vũ trang giữa Ấn Độ và Trung Quốc trong tương lai gần là rất ít. Vì thế, gần đây lãnh đạo hai cường quốc này đã chọn con đường hòa dịu, hòa giải, xích lại gần nhau hơn là có thể lý giải được trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay.

Nguyễn Nhâm

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.