Chiến lược ba bước của Không quân Trung Quốc? (Kỳ 2)
Friday, April 04, 2014 6:49 AM GMT+7
Trung Quốc đang tích cực hiện đại hóa Quân đội, trong đó lực lượng Không quân là một trọng điểm.

Ứng dụng công nghệ mới

Không quân Trung Quốc đang tích cực ứng dụng công nghệ mới để nâng cao hiệu quả tác chiến, đồng thời tăng cường nhập khẩu một số loại vũ khí công nghệ cao, tấn công chính xác. Trong vài năm tới, sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn, phong tỏa và tấn công đường không, cũng như khả năng tác chiến binh chủng hợp thành. Các cố gắng đổi mới của Không quân Trung Quốc nhằm nâng cao khả năng tác chiến không quân tầm xa với hệ thống kiểm soát hỏa lực hiện đại, tên lửa không đối không phản ứng nhanh, tác chiến điện tử, chống nhiễu điện tử và tấn công không đối đất.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng quan tâm đến hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm đường không (AWACS), tiếp dầu trên không, phòng thủ chống tên lửa và chỉ huy, kiểm soát tự động. Trung Quốc đã cải cách ngành công nghiệp hàng không, thiết kế và phát triển 6 loại máy bay chiến đấu hiện đại, gồm J/F-10 (năm 2001 với công nghệ Israel), J/F-11 (phiên bản thiết kế lại Su-27), FBC-1 (hiện đổi tên là JH-7, máy bay tấn công tầm xa) và máy bay tàng hình J-20 (năm 2011).

Để thích ứng với công nghệ mới, Không quân Trung Quốc đã có 26 trường đào tạo và huấn luyện. Năm 2011, có khoảng 300.000 học sinh nộp đơn thi vào các trường Không quân, nhưng cuối cùng chỉ 800 người được chọn. Các học viên sẽ trải qua 10 năm học tập và huấn luyện. Không quân Trung Quốc tiến hành huấn luyện phi công, lực lượng đổ bộ đường không và các đơn vị trên mặt đất về pháo phòng không, tên lửa đất đối không, radar và thông tin liên lạc. Ở mức rộng hơn, chương trình huấn luyện của Không quân Trung Quốc bao gồm kiến thức về kỹ thuật và chiến thuật, diễn tập, nghiên cứu cơ bản về các học thuyết quân sự, chiến lược và chiến thuật tác chiến đường không. Ngoài ra, còn đòi hỏi cao về khả năng chiến đấu, tăng cường tố chất cá nhân, tính tổ chức, kỷ luật và tinh thần dũng cảm…

Chiến lược ba bước của Không quân Trung Quốc?

Máy bay chiến đấu J-11 của không quân Trung Quốc

Tác chiến không quân hiện đại đòi hỏi phải tăng thời gian huấn luyện bay cho phi công. Trước đây, huấn luyện phi công máy bay ném bom H-6 phải mất khoảng 80 giờ bay, phi công J-7/8 cần 100 giờ (mức quốc tế là 130 giờ), phi công Su-27/30 cần 100 giờ bay (mức quốc tế 180 giờ). Tuy nhiên, Không quân Trung Quốc đã chọn ra những phi công hạng A trong cùng cấp để huấn luyện bay bổ sung. Huấn luyện tác chiến hiện đại cho phi công thường cần khoảng 800 giờ bay, đồng thời phải được chuẩn bị tốt ở mặt đất. Cách huấn luyện này thường áp dụng cho những phi công tốt nhất của Không quân Trung Quốc trên 35 tuổi. Sau khi xảy ra khủng hoảng Eo biển Đài Loan năm 1996, Quân ủy Trung ương đã ra lệnh các phi công dưới 25 tuổi phải tham gia khóa huấn luyện chuyên sâu cấp tốc về tác chiến tầm cao và đánh chặn tốc độ cao. Theo quy định đó, tất cả các phi công đều được huấn luyện để lái ít nhất 5 loại máy bay chiến đấu khác nhau, huấn luyện mô phỏng thời gian thực và vận dụng chiến thuật.

Hiện nay, Không quân Trung Quốc đã tăng thời gian huấn luyện phi công theo số giờ bay, số lần bay và các khoa mục để đạt được trình độ huấn luyện của không quân hiện đại. Vì vậy, thay cho chương trình huấn luyện kéo dài trong 10 năm như trước đây, Từ năm 2011 đến nay Không quân Trung Quốc đã vạch kế hoạch giảm thời gian xuống còn 5-7 năm, đồng thời tăng thời gian bay lên 42%. Trung Quốc cũng cử các phi công ra nước ngoài để huấn luyện như ở Nga và các nước khác. Để đưa vào hoạt động tàu sân bay Varyag được tân trang lại, năm 2008, Trung Quốc đã đào tạo 50 phi công ở Học viện Hải quân Đại Liên. Thành lập trung tâm kiểm tra phi công Hải quân ở đảo Hồ Lô, tỉnh Liêu Ninh để huấn luyện các phi công theo khóa học 4 năm. Các máy bay J-15 với radar kiểm soát hỏa lực và hệ thống điện tử hàng không hiện đại hơn đã được thiết kế để bố trí trên tàu sân bay.

Trước yêu cao cầu về kỹ thuật tác chiến không quân trong tương lai, Không quân Trung Quốc đã nhấn mạnh đến các khoa mục diễn tập như: xuất kích nhanh liên tục với quy mô lớn; cất và hạ cánh trong các điều kiện phức tạp; tác chiến cơ động tầm xa; tấn công tầm thấp hoặc ban đêm; bay tiếp cận các điểm chiến lược trên biển; các chiến dịch tấn công đường không; phong tỏa đường không và đường biển…

Các cuộc diễn tập quân sự chủ yếu của Không quân Trung Quốc bao gồm: diễn tập “Không gian Cơ động” và diễn tập “Tiên phong”; diễn tập “Sứ mệnh Hòa bình” với các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trung Quốc cũng chỉ đạo Quân khu Quảng Châu vạch kế hoạch chiến thuật để chiếm các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông. Kế hoạch này gồm sử dụng các máy bay ném bom để san phẳng các vị trí phòng thủ của đối phương và tấn công đổ bộ thông qua việc triển khai các tàu 18.000 tấn Côn Luân Sơn.

Các cuộc diễn tập của Không quân Trung Quốc đã tăng lên cả về quy mô, số lượng và khoa mục nhằm tăng cường khả năng quân sự “cốt lõi” của Trung Quốc. Các cuộc diễn tập đáng chú ý như: diễn tập “chuyển quân đường không” và phòng không ở Quân khu Tế Nam năm 2010; tháng 10/2010, không quân tham gia diễn tập binh chủng hợp thành “Nhiệm vụ Hành động 2010A”, dưới môi trường điện từ, có sự tham gia của 30.000 quân và trong phạm vi bán kính 10.000 km; diễn tập cơ động của các đơn vị Không quân Trung Quốc từ miền Bắc tới khu vực Đông Bắc Trung Quốc tháng 10/2010; Không quân Trung Quốc diễn tập ở Tây Tạng vào cuối tháng 10/2010; Và nhất là các cuộc diễn tập Không quân cuối năm 2013 ở vùng biển Hoa Đông… Các cuộc diễn tập trên đã cho thấy, Không quân Trung Quốc hiện “có thể tham gia đồng thời vào các cuộc diễn tập chung với quy mô chiến dịch ở nhiều vùng lãnh thổ”.

Đầu năm 2011, các máy bay chiến đấu J-11 ở Đại Quân khu Lan Châu đã tham gia các cuộc di chuyển tầm xa và tấn công quyết định nhằm “xuất kích nhiều nhất, quy mô lớn nhất, tầm xa nhất và đạt kỷ lục tấn công chính xác nhất”; Các đơn vị Không quân ở Đại Quân khu Quảng Châu đã thực hiện quá trình tiếp dầu trên không vào ban đêm trong thời gian 2 phút; từ năm 2011, các đơn vị vận tải của Không quân Trung Quốc bắt đầu 3 năm luyện tập bay tầm xa liên tục qua mọi địa hình để kiểm tra hệ thống chỉ huy dựa trên tin học và các thiết bị thông tin bên trong nhằm thực hiện thông tin cơ động và kiểm soát thời gian thực; tháng 06/2011, các lính dù của một đơn vị đổ bộ đường không đã tiến hành diễn tập tác chiến thực tế lần đầu tiên với việc di chuyển 2.000 km từ đất liền tới các đảo ở biển Đông; đơn vị Không quân của Lục quân Trung Quốc đã tiến hành huấn luyện tập trung vào tháng 05/2011 tại Liêu Thành, tỉnh Sơn Đông với các khoa mục cất hạ cánh chiến thuật của trực thăng vũ trang, tác chiến chiến thuật đường không, cơ động lắt léo, nhào lộn trên không, bay thẳng đứng, tăng độ cao khi bay lùi và tấn công trên không chống các trực thăng vũ trang của địch. Và tập chống vi phạm ADIZ ở biển Hoa Đông năm 2013…

Hướng tới mục tiêu

Như vậy, chỉ trong hơn hai mươi năm qua, Không quân Trung Quốc đã đạt những tiến bộ quan trọng trên một số lĩnh vực, đáp ứng yêu cầu chiến tranh trong tương lai và đạt được các mục tiêu về bảo vệ chủ quyền quốc gia. Việc nâng cao khả năng cơ động tầm xa, tiếp dầu trên không và trinh sát đường không có thể tăng cường khả năng tấn công của Không quân Trung Quốc vượt ra ngoài lãnh thổ và xâm nhập sâu hơn vào lãnh thổ đối phương. Những cải thiện cả về lượng và chất của Không quân Trung Quốc có thể làm thay đổi tình hình chiến lược khu vực và môi trường trên không ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á trong thời gian tới.

Xét về lượng, đến năm 2020, Không quân Trung Quốc sẽ có nhiều máy bay chiến đấu hiện đại hơn như: 300 chiếc Su-27, khoảng 100-150 chiếc Su-30 MK, khoảng 150-200 chiếc J-10 và khoảng 100 chiếc FC-1 cho Không quân của Hải quân. Không quân Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động máy bay chiến đấu tàng hình J-20, nâng cấp số lượng lớn J-8II, các máy bay vận tải, tăng số lượng máy bay cảnh báo sớm đường không và tiếp dầu trên không.

Xét về chất, Không quân Trung Quốc cũng nổi bật ở khu vực khi có giấy phép sản xuất các tên lửa BVR dẫn đường bằng radar tích cực AA-12 (R-77) cho các máy bay Su-27, Su-30 và có thể cho các loại máy bay khác đang được phát triển để tăng cường khả năng tấn công của Không quân. Tương tự, các tên lửa không đối không khác được sản xuất từ Nga như AA-11 (R-73), AA-10 (R-27R) cũng sẽ tăng cường các khả năng cho Không quân. Không quân Trung Quốc cũng đang nâng cấp các hệ thống kiểm soát hỏa lực, điện tử hàng không kỹ thuật số. Đồng thời, Trung Quốc cũng đang phát triển các loại đạn dẫn đường chính xác hiện đại, các động cơ máy bay hiện đại.

Khả năng của Không quân Trung Quốc vào năm 2020 với việc tái cơ cấu và loại bỏ một số máy bay J-7/8, Q-5, Y-2/7 và máy bay vận tải YK-42, trực thăng Mi6/8, đồng thời đưa vào biên chế nhiều hơn các loại máy bay chiến đấu như J-10/20, Su-30, JF-17, các máy bay ném bom H-6A và Tu-22/95, KJ-2000/200 và máy bay tác chiến điện tử và cảnh báo sớm đường không K8, Y-8 và Tu154M… khiến cho tiềm lực của Không quân Trung Quốc có sự thay đổi đáng kể.

Đến năm 2020 lực lượng của Không quân Trung Quốc sẽ ổn định ở mức: 190 ngàn người, 1.400 máy bay chiến đấu, 120 máy bay ném bom, 275 máy bay vận tải, 50 máy bay trực thăng, 40 máy bay cảnh báo sớm, 25 máy bay tác chiến điện tử. Số lượng nêu trên đều là máy báy bay thế hệ mới nhất, thế hệ thứ 3 và thứ 4 đều bị loại ra khỏi biên chế trong đội hình chiến đấu.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, Không quân Trung Quốc vẫn tồn tại một số vấn đề liên quan đến việc huấn luyện phi công cho các máy bay hiện đại, công nghệ động cơ tuốc-bin khí, lập cầu hàng không chiến lược cho chuyển quân, phân bố các nguồn lực và tập trung nhiều vào các biện pháp phòng không. Căn cứ các tính toán về tiêu thụ nhiên liệu của các máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và máy bay vận tải tham gia tác chiến (tiêu thụ hơn 10.000 tấn dầu/ngày) và toàn bộ lực lượng tiêu thụ hơn 1 triệu tấn dầu/năm, điều này cho thấy rằng dự trữ dầu hiện nay cho mục đích tác chiến của Trung Quốc không thể kéo dài hơn 15 ngày trong một cuộc xung đột cường độ cao ở Eo biển Đài Loan. Hơn nữa, hiện nay Không quân Trung Quốc còn cần nhiều thời gian cho chương trình hiện đại hóa và huấn luyện các kỹ năng tác chiến để có thể giành ưu thế trên không, tấn công trừng phạt phía trước vào sâu trong lãnh thổ đối phương và tác chiến liên hợp.

Trung Quốc đang tích cực hiện đại hóa Quân đội, trong đó lực lượng Không quân là một trọng điểm. Theo đó, lực lượng Không quân sẽ được tái cơ cấu tổ chức, trang bị các loại vũ khí hiện đại, xây dựng chiến lược, huấn luyện, diễn tập… để nhằm mục đích đến năm 2020 trở thành một trong những lực lượng Không quân mạnh trên thế giới. Để đạt được “tiến bộ chủ yếu vào năm 2020” Trung Quốc đang tiến hành tổ chức lại lực lượng với việc nhấn mạnh vào việc xây dựng cơ cấu tác chiến linh hoạt, loại bỏ các loại vũ khí trang bị cũ kỹ, đơn giản hóa các hệ thống C4ISR, chuẩn bị các sở chỉ huy chiến trường cho việc phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng, kiểm tra khả năng phản ứng nhanh và tác chiến đường không, tập trung lực lượng cho các nhiệm vụ tấn công phủ đầu vào năm 2020 để bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và những lợi ích quốc gia ở nước ngoài của Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng theo giới phân tích, việc tiếp cận công nghệ mới (thế hệ thứ 5) và ứng dụng vào nghệ thuật tác chiến chiến lược, chiến dịch và chiến đấu của Không quân Trung Quốc đang là những trở ngại lớn, nên sự thành công của kế hoạch 3 bước phát triển của không quân Trung Quốc vẫn còn đang ở phía trước.

 

Nguyễn Nhâm

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.