THAM VỌNG BÀNH TRƯỚNG Ở BIỂN ĐÔNG – CHƯỚNG NGẠI LỚN CHO THÀNH CÔNG CỦA “GIẤC MỘNG TRUNG HOA”
11 Tháng Bảy 2011 5:26 SA GMT+7
Kỳ II: Khó khăn và thách thức trên con đường đi tới “giấc mộng Trung Hoa” Quá trình biến “giấc mộng Trung Hoa” thành hiện thực đối với Trung Quốc còn nhiều khó khăn và thách thức. Để có thể đi đến giấc mộng của mình, dân tộc Trung Hoa còn nhiều việc phải làm, nhiều trở ngại phải vượt qua và quan trọng nhất là phải chọn được đúng con đường mình sẽ đi.

Khó khăn và thách thức trên con đường đi tới “giấc mộng Trung Hoa”
Tuy vậy, cơ hội để Trung Quốc trở thành quốc gia số một thế giới cũng mới chỉ ở dạng tiềm năng. Quá trình biến “giấc mộng Trung Hoa” thành hiện thực đối với Trung Quốc còn nhiều khó khăn và thách thức. Để có thể đi đến giấc mộng của mình, dân tộc Trung Hoa còn nhiều việc phải làm, nhiều trở ngại phải vượt qua và quan trọng nhất là phải chọn được đúng con đường mình sẽ đi, cụ thể :
Một là, Trung Quốc phải chống được nguy cơ suy vong. Mặc dù đã có nhiều thành tựu trong kinh tế - xã hội và đã có cơ hội vươn lên thành cường quốc số một, nhưng nguy cơ suy vong của Trung Quốc cũng rất lớn bắt nguồn một số nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, sự hủ bại và tham nhũng nghiêm trọng của bộ máy Đảng cộng sản và Nhà nước làm mất đi sự ủng hộ và niềm tin tưởng của người dân đối với bộ máy cầm quyền. Thứ hai, tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội ngày càng gia tăng, số lượng người bị bần cùng hoá ngày càng lớn làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt. Thứ ba, sự lớn mạnh của bộ phận kinh tế tư nhân và sự hình thành tầng lớp tư bản mới sẽ thúc đẩy phong trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, thách thức sự độc quyền, độc đoán của Đảng cầm quyền. Thứ tư, những vấn đề sắc tộc, tôn giáo luôn âm ỉ trong lòng xã hội Trung Quốc lúc nào cũng có nguy cơ bùng phát khi thời cơ xuất hiện. Thứ năm, nguy cơ diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch bên ngoài thúc đẩy và nguy cơ tự diễn biến hoà bình từ bên trong nội bộ Trung Quốc vẫn còn tồn tại, là sự đe doạ hiện hữu đối với chế độ chính trị của Trung Quốc hiện nay.
Những mâu thuẫn xã hội và chính trị nói trên là các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội Trung Quốc. Nếu không được giải quyết ổn thoả, các mâu thuẫn đó có thể dẫn đến bùng nổ xã hội, làm cho chế độ Trung Quốc suy vong. Những gì đang diễn ra tại Tuynidi, Ai Cập, Algiêri hiện nay có thể là hình ảnh của Trung Quốc sau này.
Hai là, muốn vươn lên được vị trí đứng đầu thế giới, trước hết Trung Quốc phải hướng tới cái đích là theo kịp được các nước phát triển tiên tiến. Hiện nay, mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tuy đứng ở hàng đầu thế giới, nhưng có nhiều chỉ số kinh tế, dân sinh và khoa học công nghệ còn quá lạc hậu so với ngay mức bình quân chung của thế giới.
Mặc dù quy mô kinh tế to lớn, nhưng mức thu nhập bình quân trên đầu người của Trung Quốc quá thấp, dưới mức trung bình của thế giới. Theo thống kê của Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), năm 2010 GDP của Trung Quốc vượt Nhật Bản, đứng thứ hai thế giới, nhưng bình quân GDP trên đầu người của Trung Quốc mới chỉ đạt 4.282 USD, thấp hơn hàng chục lần so với bình quân GDP của Đức (40.511 USD), của Nhật Bản (42.325 USD) và của Mỹ (47.131 USD).
Xét theo tiêu chí trên thế giới về chất lượng sống của người dân, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển. Số người thất nghiệp ở Trung Quốc rất lớn. Theo nghiên cứu của chuyên gia Nga thì con số người thất nghiệp ở thành thị chỉ có 30 triệu người, nhưng số thất nghiệp ở nông thôn lên đến 200 triệu người. Số người nghèo ở Trung Quốc cũng rất nhiều. Theo thống kê của Trung Quốc thì số người nghèo hiện nay chỉ vào khoảng 20 triệu người, nhưng nếu tính theo chuẩn nghèo của Liên hợp quốc tế thì gần như toàn bộ 900 triệu nông dân và một bộ phận dân cư ở thành thị là người nghèo. Có người nhận định về xã hội Trung Quốc như  thế này “Trung Quốc là một nước bao gồm châu Âu và châu Phi, khoảng 400 triệu người đạt mức sống của châu Âu và khoảng 900 triệu người có mức sống như người dân ở châu Phi.” Sở dĩ có tình trạng đó là do tình trạng bất công xã hội và chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư quá lớn. 15% tầng lớp thượng lưu giàu có nắm phần lớn GDP và hơn 80% tổng đóng góp ngân hàng của cư dân. Trong khi đó, an sinh xã hội của Trung Quốc, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, rất hạn chế. Chỉ khoảng 4 trong số 900 triệu nông dân nhận được sự trợ giúp để bảo đảm mức sống tối thiểu. Tiền trợ giúp trung bình mỗi tháng cho mỗi người là từ 10 đến 80 NDT (1-10 USD), tức là rất thấp so với mức phúc lợi xã hội ở các nước phát triển.
Nền kinh tế chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tận dụng đến kiệt quệ mọi nguồn lực và ưu thế sẵn có như lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên, hiệu xuất lao động thấp, khả năng cạnh tranh thấp kém. Vẫn có đến 900 triệu người sống ở khu vực lạc hậu nhất là nông thôn, 70% số lao động cả nước làm việc trong khu vực sơ khai nhất là nông nghiệp. An ninh kinh tế của Trung Quốc không bảo đảm do tình trạng nền kinh tế này luôn phụ thuộc vào xuất nhập khẩu, vào tư bản của các tập đoàn xuyên quốc gia và vào khoa học công nghệ của phương Tây. Cái giá phải trả cho mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng trong 30 năm cải cách vừa qua quá đắt. Đất nước mới thoát khỏi nghèo khổ thì sức người đã gần như bị vắt kiệt. Kinh tế chưa giàu lên nhưng nguồn tài nguyên năng lượng, đất đai, rừng, nước, dầu khí đã bị tiêu thụ gần cạn kiệt, ngày càng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên và nguyên liệu của thế giới bên ngoài. Đất nước chưa đẹp lên mà môi trường thiên nhiên đã bị tàn phá, môi trường sống của con người bị đe doạ nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người dân và là hậu quả xấu tiềm tàng cho nền kinh tế Trung Quốc sau này.
Trong tình trạng kinh tế và xã hội như vậy, Trung Quốc cần phải đầu tư rất nhiều nguồn lực và trí tuệ để cải tổ căn bản cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế theo chiều sâu, tiến hành cuộc đại cách mạng về khoa học công nghệ, cải thiện chất lượng lao động thì mới hy vọng thu hẹp khoảng cách và tiến kịp các nước phát triển về năng lực sản xuất vật chất, mức độ văn minh xã hội và chất lượng cuộc sống cho người dân. Sau khi theo kịp các nước phát triển tiên tiến rồi thì Trung Quốc mới có cơ hội để vượt được các nước này. So với Mỹ, Trung Quốc phải đi một chặng đường dài nữa trước khi vượt Mỹ về quy mô kinh tế (GDP), và tiếp tục đi một chặng đường còn xa hơn nữa để có thể bắt kịp mức thu nhập bình quân đầu người với Mỹ - hiện nay chỉ số này của Trung Quốc vẫn chỉ là khoảng 1/10 so với Mỹ.
Ba là, để phát triển, Trung Quốc cần một bầu không khí quốc tế thuận lợi, sự hợp tác và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Trung Quốc cần quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và trên thế giới để mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn lực về tài chính, khoa học công nghệ và tài nguyên thiên nhiên; tiếp tục “mở cửa hướng ra thế giới, học tập thế giới” để phục vụ cho công cuộc chấn hưng đất nước. Để có môi trường quốc tế thuận lợi, Trung Quốc cần đi theo con đường phát triển hoà bình, thực hiện cam kết sẽ góp phần xây dựng “một thế giới hoà bình, hài hoà, dân chủ, pháp trị” và “kết thúc bá quyền, tạo ra một thế giới không có bá quyền”.

Đó chính là những công việc mà Trung Quốc cần làm trên con đường biến “giấc mộng Trung Hoa” - đuổi kịp và vượt các nước phát triển, vượt Mỹ - thành hiện thực. (Còn tiếp)

Nguyễn Nghiêm

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.