Ba bước để lật đổ một chính thể hợp hiến của phương Tây (Kỳ cuối): Guồng máy lật đổ các chính quyền của Mỹ
18 Tháng Năm 2014 2:11 CH GMT+7
Trong một bài viết gần đây đăng trên trang Reader Supported News, nhà bình luận chính trị người Mỹ Steve Weisman khẳng định rằng, các mục tiêu nỗ lực của Washington đã không hề thay đổi kể từ thời Tổng thống Bill Clinton. Bài viết đã tập hợp những bằng chứng cho thấy việc chuẩn bị cuộc đảo chính tại Kiev diễn ra dưới sự tham gia trực tiếp của các cơ chế như Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ, Viện Hòa bình quốc gia và mạng lưới các nhà thầu tư nhân.

Theo Weisman, thời gian gần đây Mỹ sửa đổi sơ đồ tác động vào một nhà nước nhằm dân chủ hóa theo mô hình phương Tây. Thay đổi diễn ra sau hàng loạt sự thật bị lột trần: CIA từng tiến hành nhiều chiến dịch lật đổ sử dụng công cụ quỹ tư nhân, trong đó có Ford Foundation. Giờ đây, việc kiểm soát các nguồn tài trợ “can thiệp phi quân sự” vào công việc của nước khác do Bộ Ngoại giao Mỹ thâu tóm, còn CIA, NSA và Lầu Năm Góc có nhiệm vụ cung cấp các “dịch vụ đặc biệt”.

Thông tin của Weisman không có gì mới. Từ lâu, toàn thế giới biết rõ thực chất hoạt động của các quỹ từ Mỹ. Họ ẩn nấp dưới chiêu bài “từ thiện”, mặc dù tấm bình phong này ngày nay không còn che được mắt mọi người.

Nhiệm vụ của những tổ chức quỹ là duy trì các chế độ “thân thiện với Mỹ” ở nước ngoài. Sau Thế chiến thứ II, Mỹ kiên trì thực hiện chính sách dài hạn với mục đích mở rộng ảnh hưởng. Một loạt tổ chức đặc biệt được dựng lên và chạy thử trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Giờ đây, họ làm việc thuận lợi và thực hiện nhiệm vụ mà chính quyền Washington đặt ra.

Cách mạng Cam, Ucraina (2004)

“Cơ cấu hạ tầng phi quân sự của đế quốc Mỹ” - như nhà báo Weisman gọi tên, chính là Quỹ Quốc gia ủng hộ dân chủ (NED) với các chi nhánh (Trung tâm doanh nghiệp tư nhân quốc tế và Trung tâm Hoa Kỳ đoàn kết công đoàn quốc tế…). Trong danh sách này còn có Cơ quan Phát triển quốc tế (USAID), Viện Hòa bình quốc gia Hoa Kỳ (USIP). Mạng lưới không ngừng tăng các công ty bình phong và nhà thầu tư nhân được dùng để triển khai trực tiếp các hoạt động và chiến dịch. Trong số này có các tổ chức tư nhân như Soros Foundation. Đối với những trường hợp như vậy, Weisman thú nhận là không thể nắm chắc về nhà đầu tư, đó là “tiền cá nhân hay tiền chính phủ được ngụy trang như vốn tư nhân”.

Hiện nay, rất khó có thể thống kê chính xác được con số những cơ quan, tổ chức như vậy trên đất Mỹ, không chỉ hoạt động độc lập, mà mối quan hệ giữa những cơ quan này cũng khá phức tạp. NED được Quốc hội Mỹ lập nên, toàn bộ nguồn vốn hoạt động của quỹ này đều được lấy từ ngân sách quốc gia Mỹ. Về hình thức, thì tổ chức này hoạt động dưới danh nghĩa tư nhân, nhưng trên thực tế lại là một cơ quan chính phủ, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phối hợp hành động với Quốc hội và CIA.

Trong hệ thống của NED có 4 cơ quan liên quan, gồm: Phòng Nghiên cứu cộng hòa quốc tế của đảng Cộng hòa, Phòng Nghiên cứu dân chủ toàn quốc của đảng Dân chủ, Trung tâm Doanh nghiệp tư nhân quốc tế của Hội Doanh nghiệp Mỹ và Trung tâm Lao động quốc tế và Đoàn kết quốc tế của Liên đoàn Lao động và tư sản Mỹ. Ngoài ra, còn có rất nhiều cái gọi là tổ chức phi chính phủ được quỹ này tài trợ, như Tạp chí Dân chủ, Phong trào dân chủ thế giới, Diễn đàn nghiên cứu dân chủ quốc tế, Chương trình Quỹ giải thưởng Reagan - Fasel và Trung tâm Viện trợ báo chí quốc tế...

Năm 1982, Tổng thống đương nhiệm của Mỹ lúc đó là Reagan đề xướng việc thành lập một cơ quan chuyên môn, nhằm thực hiện sứ mệnh “thúc đẩy nền dân chủ” trên phạm vi toàn thế giới. Một năm sau, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Luật Ủy quyền Quốc hội” và chi khoảng 31,3 triệu USD để lập lên Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc và quyết định đặt trụ sở của tổ chức này tại thủ đô Washington. Nhiệm vụ của Quỹ Quyên góp chủ yếu là thực hiện những phi vụ mà Cơ quan Tình báo trung ương không được phép thực hiện do đi ngược lại với điều luật của Quốc hội, ví dụ như ủng hộ cho chính đảng của các nước khác.

Biểu tình chống chính phủ ở Ucraina ngày 02/03/2014

Hằng năm quỹ này đều nhận được tiền hoạt động từ ngân sách quốc gia Mỹ. Trong khi đó, 3 quỹ thường xuyên quyên góp tiền cho Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc thực chất cũng chính là những công ty kinh doanh của chính phủ hoạt động dưới danh nghĩa tư nhân. Do đó, xét từ nguồn kinh phí của tổ chức này, thì đây là một cơ quan của chính phủ 100%. Về tính chất, thì quỹ này là một tổ chức siêu đảng phái, một nửa số kinh phí có được từ Quốc hội Mỹ được cung cấp cho 4 cơ quan liên quan; phần còn lại được dùng để tài trợ cho các tổ chức khác hoạt động cùng mục đích. Quỹ này được điều hành bởi Kahl Goeshman. Người này từng là cố vấn cao cấp của Mỹ tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và thư ký của đảng Dân chủ xã hội Mỹ. Trong số những Chủ tịch Hội đồng quản trị đương nhiệm và tiền nhiệm của Quỹ này có Lee Hamilton, đồng Chủ tịch Ủy ban điều tra độc lập về sự kiện 11/09, Bill Frist, cựu lãnh đạo đảng chiếm đa số tại Thượng viện và Michael Fushan, một nhà lý luận nổi tiếng của phe bảo thủ...

Mạng lưới của Quỹ Quyên góp bảo vệ dân chủ toàn quốc có mặt trên toàn thế giới, hình thức hoạt động của nó cũng chẳng khác gì so với CIA, đối tượng nhắm đến của bọn họ là những tổ chức chính trị cánh hữu trên toàn thế giới.

Liệu sự tham gia của Mỹ trong các quá trình kiểu Mùa xuân Arập và “mùa đông Ucraina” có bị phóng đại? Hầu hết các sự kiện nêu trong bài viết của Weisman đều có thể được kiểm chứng. Người đọc dễ dàng đi tới kết luận rằng, tình hình ở Ucraina là kết quả nhiều năm chuẩn bị và tài trợ. Theo Weisman, “tập hợp huyền thoại lịch sử” đã được gieo cấy ở Ucraina những năm gần đây, với sự đưa đẩy của Mỹ.

Tác giả dẫn dắt người đọc làm quen ấn phẩm lưu trữ quốc gia Mỹ được công bố năm 2010 dưới tiêu đề “Cái bóng của Hitler” (The Shadow of Hitler). Tài liệu trình bày rằng suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cơ quan tình báo Mỹ đã không ngừng hợp tác với thủ lĩnh dân tộc Ucraina Mykola Lebed. Tình báo quân sự Mỹ gọi Lebed là “kẻ ác dâm và tay chân Đức quốc xã”. Nhưng rõ ràng, Nhà Trắng không hề khó chịu với nhân cách của đối tác, cũng như khuynh hướng thân phát xít của chính quyền Kiev hiện nay.

Bài báo kết luận rằng, Ucraina không phải mục đích cuối cùng của Washington. Tất cả những diễn biến trên quốc gia này mới là một phần kế hoạch của Mỹ chống lại Nga.

Cơ quan Phát triển quốc tế (USAID) - một tổ chức bình phong cho các hoạt động lật đổ các chính thể của Mỹ

Ngay cả khi đã âm thầm giúp đỡ phe đối lập lật đổ chính phủ của Tổng thống Yanukovych, Mỹ vẫn không chịu buông tha mà tiếp tục xúi giục họ tìm cách chống lại Nga đến cùng. Ngày 22/04, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden đã trực tiếp đến Kiev để “chỉ đạo”. Nếu như trước đó chính quyền Kiev còn đắn đo hoặc không dám mạnh tay trong việc giành lại quyền kiểm soát các trụ sở công quyền bị người biểu tình chiếm đóng ở các tỉnh miền Đông nước này thì ngay sau khi ông Biden đến Kiev, Chính phủ Ucraina đã quyết định mở lại chiến dịch đàn áp thẳng tay người biểu tình thân Nga mà họ gọi là những thành phần “khủng bố” ở miền Đông.

Sự xúi giục của Mỹ đã bị Nga phát hiện và lên tiếng tố cáo. Phát biểu trên kênh truyền hình Nga RT ngày 23/04, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố Mỹ đã gây ảnh hưởng trực tiếp với hành động của chính quyền hiện tại ở Ucraina. Theo lời ông Lavrov, nhà chức trách tại Kiev đã khôi phục chiến dịch vũ lực chống lại người biểu tình phản đối ở miền Đông - Nam Ucraina, sau chuyến thăm của Phó tổng thống Biden đến đất nước này. Bộ trưởng Sergei Lavrov nhấn mạnh rằng, chính người Mỹ đang chỉ đạo mọi hành động của chính quyền Kiev. Ông Lavrov không quên nhắc lại rằng chiến dịch này được chính quyền mở ra ngay sau khi Giám đốc CIA Joe Brennan thăm Kiev.

Trước đó ngày 16/04, Hãng tin Nga Itar-tass đưa tin Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Mỹ đã cử chuyên gia tới Ucraina giúp Kiev về an ninh, cảnh sát, nội vụ và quan hệ quốc tế. Theo Itar-tass, do lực lượng an ninh Ucraina không có khả năng thu thập thông tin tại khu vực Đông Nam nên vấn đề này hiện do Phòng tùy viên quân sự Mỹ tại Ucraina đảm trách.

Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Séc (CT24) cựu Tổng thống Czech Vaclav Klaus phát biểu rằng, cuộc khủng hoảng Ukraina được Mỹ và EU kích động do họ quá sốt sắng trong việc lôi kéo quốc gia này về phía phương Tây. Ông Vaclav Klaus tin rằng, lúc này cần phải ngừng gây áp lực với Ucraina để đất nước có cơ hội tự quyết định vận mệnh tương lai. Nếu không, điều mà châu Âu nhận được sẽ là một cuộc nội chiến lớn kề sát mình. Chuyện như vậy đâu có đáp ứng mong đợi của phương Tây.

S.Phương (tổng hợp)

Theo Petrotimes

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.