Châu bản triều Nguyễn và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng sa (Kì 1) - Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830)
Monday, August 01, 2011 5:04 AM GMT+7
Châu bản là hệ thống toàn bộ các Chiếu, Chỉ, Dụ của nhà vua, các văn bản chính thức được Vua ban dưới triều Nguyễn trong suốt thời gian 143 năm. Trong suốt quãng thời gian dài như vậy, những châu bản chính là nguồn tư liệu hết sức quý giá để ngày nay chúng ta biết đến mọi lĩnh vực từ kinh tế văn hóa xã hội, ngoại giao của đất nước. Trải qua thăng trầm của lịch sử, ngày nay, số lượng châu bản triều Nguyễn đang được lưu giữ được chỉ còn khoảng 1/5, nhưng ngày càng khẳng định tính độc nhất và giá trị lịch sử quý hiếm.

Những bản sớ đã được nhà Vua phê duyệt bằng mực son, có màu đỏ, tức là châu nên được gọi là châu bản. Đây là tài liệu đặc biệt quan trọng vì nó mang bút tích của nhà vua, vì vậy nó có tính độc bản, duy nhất, khác với mộc bản là những bản khắc gỗ được dùng để in sách, tài liệu và có thể in ra nhiều lần. Các nhà nghiên cứu  đã phát hiện ra những châu bản có giá trị liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam và đây sẽ là một trong những cứ liệu lịch sử cho đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Châu bản triều Nguyễn ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830)

Ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), Quan Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng là Nguyễn Văn Ngữ tâu trình việc chủ thuyền buôn người Pháp Đô-Ô-Chi-Ly cùng phái viên người Việt Lê Quang Quỳnh đi buôn bán ở Lữ Tống (Phi-lip-pin) gặp nạn tại Hoàng Sa. Thủ ngự Nguyễn Văn Ngữ được báo đã sai thuyền tuần tiễu cứu họ.

 

 
Dịch nghĩa:
Thần là Nguyễn Văn Ngữ chức Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng chắp tay dập đầu trăm lạy kính cẩn tâu việc:
Giờ Dần ngày 20 tháng này, chủ thuyền buôn Phú Lãng Sa (1) là Đô-ô-chi-ly cùng Tài phó Y-đóa và bọn phái viên Lê Quang Quỳnh đi thuyền qua Lữ Tống (2) buôn bán, việc đã tâu báo. Giờ Dần ngày 27 chợt thấy Tài phó Y-đóa và 11 thủy thủ đi một chiếc thuyền nhẹ vào cửa tấn (3), nói canh hai ngày 21 tháng này, thuyền qua phía tây Hoàng Sa bị mắc cạn, nước ngập vào thuyền hơn tám thước. Thương thuyền đã bàn bạc dọn gấp hai rương (4) tiền bạc công cùng một số dụng cụ, lương ăn, chia nhau lên hai chiếc thuyền nhỏ theo gió trở về bờ. Nhưng thuyền của Đô-ô-chi-ly cùng phái viên, tiền bạc đi sau chưa thấy về. Thần lập tức sức cho thuyền tuần tiễu ở tấn mang nước ngọt ra biển tìm kiếm. Nay xin tâu báo là đến giờ Ngọ thì gặp Đô-ô-chi-ly cùng phái viên, thủy thủ 15 người, hiện đã đưa về tấn, người và tiền bạc đều an toàn. Còn các phái viên là bọn Lê Quang Quỳnh đều nói bị mệt, kiệt sức, xin nghỉ ngơi vài hôm, sau khi bình phục sẽ lập tức về kinh để thi hành công vụ. Thần xin soạn tập tâu, kính cẩn tâu trình đầy đủ. Thần khôn xiết run sợ. Kính tâu.
Ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (1830)
Thần Nguyễn Văn Ngữ ký
[văn bản] có ấn của Thủ ngự cửa biển Đà Nẵng và Ngự tiền chi bảo
 Chú thích:
1- Tức nước Pháp
2- Tức nước Phi-lip-pin
3- Thuật ngữ chỉ cửa biển
4- Rương: hòm
Nơi lưu trữ: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I.
Ký hiệu: Tập 43, tờ 58.
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.