Học thuyết đầy tham vọng của Trung Quốc với Biển Đông
Thursday, September 08, 2011 9:46 AM GMT+7
Giáo sư Madhav Das Nalapat, chủ tịch Uỷ ban hoà bình UNESCO và là giáo sư địa chính trị tại đại học Manipal (Ấn Độ) có bài viết đăng trên tờ The National (tiểu vương quốc A-rập thống nhất) ngày 7.9.2011 về tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông là một cách áp dụng học thuyết Monroe của Mỹ nhằm biến khu vực này thành sân sau của mình.

Một phần tư thế kỷ sau khi Trung Quốc bắt đầu vào quỹ đạo tăng trưởng cao từ năm 1982, câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình "nói chuyện nhẹ nhàng" được tuân thủ. Không giống như Mỹ và các đồng minh NATO, Trung Quốc đã không tham gia vào một cuộc chiến tranh nào sau cuộc xung đột ngắn với Việt Nam năm 1979. Các bất đồng biên giới đất liền với Nga đã được giải quyết, mặc dù biên giới Trung Quốc - Ấn Độ chưa được tiến triển như vậy dù đã trải qua hơn hai chục vòng đàm phán kể từ năm 2001.

Về các vấn đề song phương khác liên quan đến Ấn Độ, chẳng hạn như hành động của Liên hợp quốc chống lại Pakistan vốn bị cáo buộc có liên quan đến các cuộc tấn công khủng bố tại Mumbai năm 2008, New Delhi đã không nhận được sự đồng cảm từ Bắc Kinh. Trong khi đó, Trung Quốc đã thay thế Ấn Độ trở thành đối tác chính của cả hai nước Nepal và Sri Lanka, cũng như trước đó với Pakistan và Bangladesh.

Kể từ khi chủ tịch Hồ Cẩm Đào nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2002, Bắc Kinh đã từ bỏ những sự dè dặt trước đó và những ngày này đang công khai về các lợi ích của mình, như các thành viên của NATO. Đặc biệt trong vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, ông Hồ Cẩm Đào đã áp dụng một phiên bản của học thuyết Monroe không chỉ mang tính ưu tiên mà còn bao trùm đến các lợi ích mà Trung Quốc nhận thức trong các khu vực này hơn bất kỳ các bên tranh chấp nào khác.

Từ năm 2009, định nghĩa "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc (những vấn đề có thể sẽ dẫn đến chiến tranh) đã mở rộng từ các chuỗi đảo đầu tiên trong các vùng biển Trung Quốc sang các chuỗi đảo thứ hai, ôm lấy Philippines, và cả khả năng tiềm tàng ôm trọn Malaysia, Indonesia và tất nhiên là Việt Nam vào khu vực "lõi" của mình. Đưa ra một định nghĩa mở rộng của "lợi ích cốt lõi" nên không có gì ngạc nhiên khi mới đây có tin một tàu hải quân của Ấn Độ bị Trung Quốc quấy rầy trên biển Đông sau khi ghé thăm cảng Việt Nam. Quả thực, năm 2011 người ta đã nhìn thấy các sự cố do Trung Quốc tạo ra ngày càng gia tăng để khẳng định vị trí đặc quyền của họ trên biển Đông. Lực lượng hải quân của Việt Nam và Philippines bị thách thức bởi lực lượng hải quân Trung Quốc to lớn hơn nhiều lần trên mọi phương diện.

Theo quan điểm của ông Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã chính thức cho rằng với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), toàn bộ Biển Đông là một phần của Trung Quốc và Bắc Kinh có "chủ quyền hoàn toàn" đối với các đảo trên Biển Đông. Bằng cách đóng khung nó như là một vấn đề nội bộ của Trung Quốc, Bắc Kinh đã ngăn cản được việc học thuyết mới này của họ không đem ra thảo luận tại các diễn đàn, như các cuộc họp của Bộ trưởng quốc phòng ASEAN chẳng hạn.

Tất cả những điều này đang được Ấn Độ theo dõi với mức độ cảnh giác ngày càng tăng, khi nước này nhìn thấy mình liên tục bị đẩy sang một bên do sự gia tăng nhanh chóng khả năng của quân đội Trung Quốc. Nhưng một thực tế cần thấy rằng quân đội Trung Quốc, đặc biệt là hải quân, không tập trung chú ý vào Ấn Độ nhiều như đối với Hoa Kỳ. Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh hải quân của mình, bao gồm cả sự ra mắt gần đây của chiếc tàu sân bay đầu tiên, để bảo vệ các tuyến đường biển nối Trung Quốc với châu Phi, châu Âu và Trung Đông.

Trung Quốc quan tâm đến tàu sân bay từ năm 1980, khi chiến lược gia quân sự của Trung Quốc là Liu Huaquing, cha đẻ của hải quân hiện đại của Trung Quốc và chỉ huy hải quân từ 1982 - 1988, đi thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Mỹ. Ấn tượng với Kitty Hawk, ông Liu nói với các tướng lãnh Trung Quốc rằng "Tàu sân bay thích hợp hơn sân bay trên đất liền do tính cơ động của nó". Kể từ đó, Trung Quốc đã mua bốn tàu sân bay đã ngừng hoạt động, chiếc mới nhất (Varyag của Ukraine) đã được cải tiến lại trở thành chiếc tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc.

Một khi đủ số lượng nhân viên bay và phi hành đoàn được đào tạo cho tàu sân bay, hải quân Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có thêm ba tàu sân bay nữa vào năm 2020 hoặc sớm hơn. Trung Quốc đã làm chủ việc sản xuất máy bay cho hải quân, điều mà Ấn Độ chưa làm được. Thật vậy, sự gia tăng đều đặn về khả năng tự trang bị của quân đội Trung Quốc là hình ảnh trái ngược với tình hình ở Ấn Độ, nơi mà hải quân, không quân và ở mức độ nào đó, lục quân vẫn còn dựa vào công nghệ và trang thiết bị của nước ngoài.

Với số lượng lớn tên lửa nhắm vào mục tiêu Đài Loan, dường như rõ ràng rằng vai trò của các tàu sân bay Trung Quốc sẽ không được dùng ở eo biển Đài Loan. Vai trò của tàu sân bay Trung Quốc là để củng cố thêm các đòi hỏi của Trung Quốc tại Biển Đông như Hồ Cẩm Đào vào năm 2003 đã kêu gọi cần "tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích trên biển" của Trung Quốc.

Mặc dù chi tiêu quân sự đang gia tăng ở Trung Quốc, thực tế chi phí quân sự của Mỹ còn lớn gấp 10 lần Trung Quốc, trong khi ngân sách quân sự của NATO vượt xa Trung Quốc. Nhưng sự khác biệt là NATO duy trì một quân đội rất tốn kém.

Ước tính NATO phải chi khoảng 1 triệu USD một năm để duy trì một người lính NATO trong hoạt động chiến đấu. Với giá đó, người Trung Quốc có thể hoạt động hiệu quả gấp 9 lần với nhiều lính hơn. Một cuộc chiến tranh sẽ làm tiêu hao tiền bạc cho NATO nhanh hơn Trung Quốc.

Đây chính là nơi Ấn Độ nhảy vào. Ấn Độ, một người khổng lồ khác của châu Á với nền kinh tế quy mô tương tự Trung Quốc, một liên minh giữa NATO và Ấn Độ sẽ thúc đẩy đáng kể nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, sự hợp tác này dường như chưa thể nhìn thấy được. Trung Quốc, do đó, dường như đã rõ ràng cho học thuyết của ông Hồ Cẩm Đào về Biển Đông và khu vực Đông Nam Á, tương tự học thuyết của tổng thống James Monroe (Mỹ) năm 1823 biến Mỹ Latinh thành sân sau của mình.

H.S (theo The National)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.