Mâu thuẫn vẫn tồn tại!
Monday, September 12, 2011 9:54 AM GMT+7
Có thể đưa ra nhận xét như vậy khi so sánh những bài báo gần đây từ báo chí Việt Nam và Trung Quốc về tình hình tại biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi đó là Biển Đông) xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một mặt, chúng ta làm quen với các lập luận lịch sử, được củng cố vững chắc bởi các sự kiện xa xưa, ví dụ, báo chí Việt Nam dẫn bản sao từ các ấn phẩm nước ngoài thế kỷ 16, 18 và 19 khẳng định quyền sở hữu quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam. Ngoài ra, các ấn phẩm có đầy đủ các lập luận từ nhiều nguồn khác nhau của Việt Nam về việc các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong thực tế thuộc về Việt Nam. Người Việt Nam từ lâu đã sinh sống ở đó: họ đánh bắt cá và làm các hàng thủ công khác nhau, đồng thời duy trì liên lạc với lục địa thân yêu của mình.
Mục đích bài viết của tôi không phải là dịch tất cả các bằng chứng này, bởi những chứng cứ đó đã rõ ràng và được công bố chi tiết trên báo chí Việt Nam và Internet. Tôi chỉ muốn nhận xét về một vài điểm:
Thứ nhất là việc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines, Albert del Rosario gần đây (hôm 13 tháng 7) đã lên tiếng chống lại việc Bắc Kinh từ chối lời đề nghị của Manila để đưa vấn đề tranh cãi tại Biển Đông lên tòa án Liên Hợp Quốc. Một quan chức cấp cao khác của Philippines kêu gọi các nước ASEAN cương quyết chống lại "hành động đe dọa" từ phía Trung Quốc.
Thứ hai là việc Hoa Kỳ cũng tăng cường chỉ trích Bắc Kinh. Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã công bố chương trình của mình nhằm giải quyết tình hình ở Biển Đông, trong đó mong muốn hỗ trợ các nước ASEAN để chống lại Trung Quốc. Ông John McCain nói "Hoa Kỳ được kêu gọi đóng một vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh ở Ấn Độ Dương và trong khu vực biển Đông”. Ông lưu ý rằng «Hoa Kỳ cần phải hiện diện ở đó để thực hiện các cam kết với bạn bè và các đồng minh »....
Báo chí Việt Nam (tờ báo "Đoàn kết» - Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) một cách tế nhị và thân thiện nhắc lại việc 20 năm trước, Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý "khép lại quá khứ và hướng tới tương lai" trong tinh thần "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt" . Ngoài ra, tờ báo «Đoàn kết" nhấn mạnh rằng cả hai bên gần đây đã thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác đầy đủ. Đây là tài sản quý giá mà hai nước đã phải nỗ lực rất nhiều mới có, và phía Việt Nam sẽ làm hết sức mình để giữ gìn tài sản đó.
Mặt khác, rất tiếc phía Trung Quốc lại đưa ra những giọng điệu khác. Điển hình là rất nhiều các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã công bố những tài liệu không thân thiện về Việt Nam, làm sai lệch bản chất của các sự kiện đang diễn ra và thực chất mối quan hệ Trung - Việt. Những hành động khiêu khích mới đây của Trung Quốc trên Biển Đông được nhiều người biết đến và đã vấp phải sự phản đối rộng rãi trên thế giới.
Ngoài ra, Trung Quốc tiếp tục xuất bản các bài báo xúc phạm đến lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và hoàn toàn không phù hợp với tình cảm của người dân Trung Quốc. «Thời báo Hoàn Cầu» gây ầm ĩ hơn cả. Ngày 11 tháng 7, tờ báo này cho đăng một "bài báo bẩn thỉu" có tựa đề "Cứng rắn với Trung Quốc sẽ không mang lại bất kỳ lợi ích nào cho Việt Nam". Báo chí Việt Nam kêu gọi dư luận thế giới tìm hiểu bản chất của vấn đề và coi lời buộc tội của Bắc Kinh về “mối đe dọa từ Việt Nam” là điều lố bịch .
Để kết luận, tôi muốn trích dẫn một vài điểm trong Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, ký năm 2002.
Điều 1: Các bên khẳng định lại cam kết đối với những mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của luật pháp quốc tế, là những quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia.
Điều 2: Các bên cam kết tìm ra những phương cách để tạo dựng sự tin cậy và lòng tin phù hợp với các nguyên tắc nêu trên và trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Điều 4: Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng hay sử dụng vũ lực, thông qua tham khảo ý kiến và thương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982…
Nếu như tất cả mọi việc đều diễn ra như những gì đã được viết trong văn kiện mang tính lịch sử nói trên thì tốt biết bao!
Nhà báo Sergey Afonin, tháng 9 năm 2011
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.