Trung Quốc “gây sức ép” với Việt Nam và “cảnh báo” Ấn Độ
28 Tháng Chín 2011 1:40 CH GMT+7
Trung tuần tháng 9, báo chí Việt Nam, hải ngoại và cả báo chí Trung Quốc, Ấn Độ đã có nhiều tin bài liên quan đến sự kiện Việt Nam và Ấn Độ hợp tác trong dự án khai thác dầu khí tại 2 lô dầu khí mang số hiệu 127 và 128 tại Biển Đông.
Trước thông tin này, ngày 15/9 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du đã chính thức lên tiếng: “Trung Quốc có chủ quyền thông thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển phụ cận, chủ trương của Trung Quốc tại Biển Đông có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lí. Chúng tôi phản đối bất kì nước nào tiến hành các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng biển của Trung Quốc quản lí, hi vọng các công ty nước ngoài không tham gia vào tranh chấp Biển Đông”.
Như vậy, bất chấp Luật pháp quốc tế (Luật biển năm 1982) và chủ quyền lịch sử của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc tiếp tục “giọng điệu” tuyên bố chủ quyền của mình ở cả những khu vực mà “bằng mắt thường” quan sát trên bản đồ hàng hải quốc tế cũng có thể nhận thấy rằng vị trí các lô 127, 128 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Cùng phụ họa với giới ngoại giao, giới chuyên gia quân sự Trung Quốc bình luận trên các báo Tân Hoa Xã, China Daily… cho rằng Ấn Độ hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam, “xâm phạm tới lợi ích của Trung Quốc” là hết sức “không khôn ngoan”, là “hành động nguy hiểm về chiến lược” khi tìm cách “kiềm chế Trung Quốc” bằng cách can dự vào vấn đề Biển Đông. Tờ China Daily ngày 17/9 thậm chí lớn tiếng cảnh báo nếu Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục hợp tác thăm dò dầu khí ở Biển Đông sẽ khiến tình hình ở khu vực này thêm căng thẳng trở lại và hăm dọa: “Cả hai nước nên biết rằng (ý nói Việt Nam và Ấn Độ) Trung Quốc sẽ không lùi bước trong mọi vấn đề liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ. Bắc Kinh quyết tâm bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông”. Còn đối với Hà Nội, tờ báo này viết rằng: “Hà Nội phải thực hiện nhưng cam kết đã đưa ra ở cấp song phương và đa phương và phải thực tâm đi theo hướng này. Mọi mưu toan của Việt Nam nhằm lôi kéo sự yểm trợ của các thế lực bên ngoài sẽ gặp sự chống đối mạnh mẽ của Trung Quốc và khiến cho việc giải quyết tranh chấp thêm khó khăn”.

Trở lại với sự kiện này, ngày 16/9 trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh về quan hệ song phương, hợp tác kinh tế - quân sự và dự án hợp tác tại 2 lô dầu khí trên Biển Đông. Các lô này mang số hiệu 127, 128 đều nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phía Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho rằng, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này theo Công ước Luật biển LHQ năm 1982, do đó Công ty Dầu khí Ấn Độ có thể căn cứ vào văn kiện này để tiến hành hợp tác với phía Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị

Trước những tuyên bố thiếu khách quan cả về chính thống cũng như không chính thống của Bắc Kinh về việc hợp tác giữa Việt Nam với Ấn Độ trên Biển Đông và việc Trung Quốc cử tàu cá trọng tải 1000 tấn đến Trường Sa để “hỗ trợ việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản”, ngày 16/9 Hà Nội đã chính thức lên tiếng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ: “Việt Nam khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam yêu cầu các bên không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
Việt Nam khẳng định các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại Lô 127, 128 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, phù hợp với tập quán và thực tiễn quốc tế và các thỏa thuận đa phương và song phương mà Việt Nam kí kết. Các ý kiến phản đối sự hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài tại thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí của Việt Nam là hoàn toàn không có cơ sở pháp lí và VÔ GIÁ TRỊ”.
          Vậy là đã rõ. Thực tế sở chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã được ghi nhận cả về cứ liệu lịch sử, luật pháp quốc tế. Những tuyên bố của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông, biến khu vực này thành “ao nhà” là vô giá trị và không thể ngăn cản được các hoạt động hợp tác khai thác tại vùng biển này. Việt Nam sẽ thực thi quyền chủ quyền của mình và Ấn Độ cũng không vì “cảnh báo” của Trung Quốc mà rút lại thỏa thuận hợp tác với Việt Nam, chấp nhận để Trung Quốc cản trở chính sách hướng Đông của Ấn Độ./.
Ngọc Linh
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.