Mỹ - Trung - Ấn và Biển Đông
10 Tháng Mười 2011 8:50 SA GMT+7
Tháng 8/2011, Nhà sử học, Phó Tổng biên tập Bách khoa thư “Bạch vệ” - Sergey Balmasov đã có bài viết “Hoa Kỳ, Ấn Độ và tranh chấp Biển Đông” đăng trên báo “Pravda” của Nga đề cập đến khả năng các nước này hợp tác quân sự với Việt Nam nhằm đảm bảo lợi ích của mình tại Biển Đông. Ban biên tập xin trân trọng giới thiệu bản lược dịch nội dung bài viết này.

Việt Nam không bị cô độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng quyết liệt với Trung Quốc. Trung tuần tháng 7/2011 chiến hạm INS Airavat của Ấn Độ đã thăm cảng Việt Nam. Trong thời gian tới, Hải quân Ấn Độ sẽ hiện diện quân sự thường xuyên tại đây và dự kiến lập căn cứ lâu dài tại khu vực này. Để hoàn thành nhiệm vụ này, các chiến hạm của Ấn Độ sẽ đóng vai trò nổi bật hơn ở Đông Nam Á, nơi có các đường vận tải chiến lược đi qua. Ấn Độ sẽ là một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Trung Quốc trong khu vực, có thể ngăn chặn kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng Trung Quốc. Việc Trung Quốc đang mưu đồ kiểm soát hoàn toàn các đảo trong Biển Đông đang ngày càng rõ ràng. Năm 1974, Trung Quốc đã xâm chiếm và hiện đang kiểm soát trái phép quần đảo Hoàng Sa, cũng như một phần nhỏ quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Gần đây, tranh chấp giữa các bên liên quan trở nên quyết liệt hơn bởi Biển Đông không chỉ là tuyến đường vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, mà còn giàu tài nguyên sinh học và có trữ lượng dầu lớn.
Hợp tác quân sự Việt Nam - Ấn Độ đã đạt được thành công nhất định, khi phía Việt Nam cho phép tàu chiến Ấn Độ lưu trú tại căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long, còn Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam đóng tàu và đào tạo sỹ quan nhằm tăng cường sức mạnh hải quân. Thực tế, Việt Nam khó có thể tự mình đương đầu với sức tấn công trên biển của Trung Quốc do có sự chênh lệch lớn về thực lực Hải quân. Điều này đã được chứng minh rõ ràng trong các sự kiện năm 1988, Trung Quốc đã chiếm được một phần quần đảo Trường Sa sau các cuộc đụng độ với Hải quân Việt Nam.
Trước thực tế trên, trong vài năm trở lại đây, lãnh đạo Việt Nam đã có những biện pháp để rút ngắn khoảng cách này. Đặc biệt, Việt Nam đã mua sáu tàu ngầm diezel của Nga. Tuy nhiên, việc sở hữu 6 tàu này không thể ngăn chặn Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh hơn. Gần đây, Trung Quốc tích cực phô trương sức mạnh của họ không chỉ nhằm cảnh báo Việt Nam mà còn cả Philippine, nước cũng tuyên bố chủ quyền một phần quần đảo Trường Sa. Trong bối cảnh đó, Philippine đã yêu cầu sự can thiệp của Hoa Kỳ và phát triển một mặt trận thống nhất với Việt Nam để đối phó với "mối đe dọa Trung Quốc".
Tuy nhiên, Hải quân Trung Quốc hiện nay vượt trội so với Hải quân Việt Nam và Philippine. Trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, cơ hội giành chiến thắng của Việt Nam và Philippine là không lớn. Gần đây, khả năng kịch bản này xảy ra đã tăng lên rõ rệt. Các bên đã có những động thái cụ thể hơn nhằm củng cố hải quân và bố trí lực lượng tới khu vực có tranh chấp. Phía Trung Quốc luôn nung nấu quyết tâm kiểm soát toàn bộ quần đảo Trường Sa. Có hai nguyên nhân cũng là động lực để thực hiện ý đồ này của Trung Quốc: giá dầu thế giới cao và đàm phán giá khí đốt Nga - Trung không có sự tiến bộ. Việc Trung Quốc âm mưu kiểm soát hoàn toàn các đảo trên Biển Đông là vấn đề lớn cho các nước Đông Nam Á và Nam Á. Ngay cả ở Indonesia, chưa kể đến Malaysia và Philippine đang lo ngại Trung Quốc có thể sử dụng quần đảo Trường Sa như một bàn đạp để nhảy vào  các nước vùng biển phía Nam.Việc Trung Quốc đang ngày càng mở rộng bành trướng trong khu vực đã gây nên sự phản đối mạnh mẽ từ phía Ấn Độ. Một lý do khác khiến Ấn Độ bất an khi Pakistan - đối thủ của Ấn Độ đã cho phép Trung Quốc sử dụng căn cứ hải quân của nước này. Trong trường hợp Trung Quốc tiếp tục tăng cường sự hiện diện hơn nữa tại Biển Đông, Ấn Độ sẽ vô cùng bất lợi về vị trí chiến lược.
Hoa Kỳ đóng vai trò đáng kể trong việc xây dựng một liên minh với sự tham gia của Ấn Độ chống lại Trung Quốc. Vì vậy, từ tháng 12/2007, các chính khách có ảnh hưởng của Hoa Kỳ, gồm cả giám đốc CIA đã có các chuyến thăm Việt Nam. Trong bối cảnh mối đe dọa từ Trung Quốc đang ngày càng gia tăng, trong thời gian tới có thể các tàu chiến của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm các cảng biển của Việt Nam nhiều hơn.
Sự hiện diện của tàu chiến Hoa Kỳ không đơn thuần là viếng thăm xã giao mà sẽ tiến hành tập trận với Hải quân Việt Nam. Tất nhiên, sự kiện này đã gây nên một phản ứng mạnh tại Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ "không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông". Cảnh báo này dường như không làm Hoa Kỳ hoang mang mà ngược lại song song với sự tăng cường hoạt động của Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng sẽ tăng cường các biện pháp để kìm chế nước này. Nếu không, Hoa Kỳ sẽ mất khu vực địa chính trị chiến lược quan trọng./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.