Sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông - Kỳ 2
25 Tháng Mười 2011 10:53 SA GMT+7
Cuộc “Nam tiến” mới của TQ đã trở thành hiện thực vì khác với năm 1979, Trung Quốc tin rằng Liên Xô đã trải qua một cuộc khủng hoảng khó khăn và hướng tới bình thường hóa toàn diện quan hệ với Trung Quốc, sẽ không vì việc bảo vệ các hòn đảo ở phía Nam Biển Đông mà cản trở quá trình đang có những thành công bước đầu này. Điều đó đã xảy ra và tính toán của phía Trung Quốc là đúng.

Năm 1974 Trung Quốc tiến hành sự bứt phá thứ hai trong mưu đồ bành trướng của mình bằng việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa sau khi đánh đuổi quân đội miền Nam Việt Nam khỏi cụm đảo Trăng Khuyết. Đó là mục tiêu từ lâu của Trung Quốc bởi trước đó (tháng 02/1959) Trung Quốc đã cố gắng chiếm các đảo này nhưng không thành công. Vào thời điểm đó, năm tàu ​​đánh cá Trung Quốc đã đưa 82 “ngư dân” cùng vật liệu xây dựng đến các đảo Robert (Cam Tuyền), Drumont (Duy Mộng) và Duncan (Quang Hòa) thuộc cụm đảo Lưỡi Liềm xây dựng các công trình khác nhau nhằm khai thác kinh tế và chiếm các đảo này. Sau khi hoàn thành các hạng mục trên đảo Duy Mộng, cờ Trung Quốc đã được dựng lên. Những hành động trên đã gây sự chú ý của quân đội miền Nam Việt Nam và họ đã bắt giữ các tàu cá, thuyền viên Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam.

Sau thất bại năm 1959, Trung Quốc tạm ngừng việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn chờ đợi cơ hội để thâu tóm Hoàng Sa và phát triển bành trướng hơn nữa về phía Nam tới quần đảo Trường Sa. Cơ hội này đã đến sau khi Mỹ ký kết Hiệp định Paris năm 1973 và bắt đầu rút quân khỏi Việt Nam, hải quân miền Nam Việt Nam tương đối yếu về quân sự phải đối đầu với quân đội Trung Quốc. Việc bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ là chìa khóa thành công của Trung Quốc tại thời điểm đó: năm 1971, Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tới Bắc Kinh, đến năm 1972 Trung Quốc và Mỹ đã ký Thông cáo chung Thượng Hải. Trung Quốc đã nâng vị thế của mình như là một đồng minh của Mỹ để chống lại "mối đe dọa Liên Xô", đối với Mỹ điều này quan trọng hơn nhiều so với việc can thiệp giải quyết xung đột tại các hòn đảo nhỏ tại Biển Đông.

Khi thuyết phục được Mỹ không tham gia vào cuộc xung đột mới cũng như không hỗ trợ đồng minh miền Nam Việt Nam, Trung Quốc đã kiếm cớ để tiến hành các cuộc tấn công. Khi chính phủ miền Nam Việt Nam (tháng 9/1973) quyết định sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy, phía Trung Quốc viện cớ này để bắt đầu hành động. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không ngay lập tức đánh chiếm mà chờ đợi gần 4 tháng sau khi chuẩn bị đầy đủ cho việc khai hỏa. Chỉ khi tất cả đã sẵn sàng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mới tuyên bố chính thức phản đối chính quyền miền Nam Việt Nam "xâm phạm lãnh thổ TQ". Sau đó các sự kiện phát triển nhanh chóng - ngày 15/01 Trung Quốc đưa các "ngư dân" đến đảo Robert Island (Cam Tuyền), Mani (Quang Ánh), Duncan (Quang Hòa) và Drumont (Duy Mộng) trên cụm đảo Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa (như kịch bản thử nghiệm năm 1959) dựng cờ Trung Quốc và kích động xung đột.

Chính quyền miền Nam Việt Nam mặc dù yếu thế, cũng giống như năm 1959, đã cố gắng chống trả. Ngày 16-17/01 những người được gọi là "ngư dân Trung Quốc" không có vũ khí bị hải đội miền Nam Việt Nam trục xuất khỏi các đảo Quang Ánh và Cam Tuyền, cũng chính hải đội này đã xé cờ của Trung Quốc (Nguồn: Tran-MinhTiet. L'aggression sino-communiste des isles Paracel vietnamiennes. (La guerre pour la paix) Paris, 1979 с. 237). Nhưng sau đó tình thế đã đổi chiều, ngày 17/1 Trung Quốc đã điều tàu chiến và binh lính đến khu vực xung đột. Ngày 19/01, quân đội miền Nam Việt Nam bị thủy quân lục chiến của Trung Quốc phục kích trên đảo Duy Mộng. Sau đó, Trung Quốc nhanh chóng tăng cường lực lượng hải quân tại đây. Khi xảy ra các cuộc đụng độ vũ trang, Trung Quốc đã sử dụng căn cứ trên đảo Phú Lâm đánh bại các tàu tuần tra của quân miền Nam Việt Nam và  sau đó chiếm tất cả các hòn đảo trong cụm đảo Trăng Khuyết. Chính quyền Sài Gòn tìm kiếm sự hỗ trợ của giới lãnh đạo quân sự và chính trị Mỹ nhưng đã thất bại, các tàu chiến của Mỹ không tham gia bởi thất bại gần đây của quân đội đồng minh tại Việt Nam. Các hoạt động quân sự đã kết thúc vào tối 20 tháng 1 năm 1974 sau vài ngày đụng độ. Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn và hiệu quả tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Tóm lại, nếu như cuộc tiến quân chớp nhoáng đầu tiên về phía Nam liên quan đến sự thất bại của Nhật Bản ở Thế chiến II và sự yếu thế của Pháp, thì cuộc tiến quân chớp nhoáng thứ hai là do sự suy yếu của Mỹ sau thất bại tại Việt Nam và sự “thờ ơ” của Mỹ để kéo thêm Trung Quốc làm đồng minh trong "chiến tranh Lạnh".

Việc Trung Quốc chiếm giữ quân sự quần đảo Hoàng Sa nằm trong thỏa thuận ngầm giữa Trung Quốc và các cường quốc, trong đó Mỹ đảm bảo cho lãnh đạo Trung Quốc rằng không có sức mạnh phương Tây nào sẵn sàng và dự định đứng lên cản đường Trung Quốc. Mục tiêu mới trong yêu sách của Trung Quốc là xâm chiếm quần đảo Trường Sa. Tháng 7/1977, trong cuộc đàm phán với người đại diện của Philippine, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Hoàng Hoa tuyên bố rằng "lãnh thổ Trung Quốc trải dài về phía Nam tới các bãi cát ngầm gần khu vực James Shoal ngoài khơi  Sarawak (Malaysia)... Philippine có thể tiến hành thăm dò khoáng sản như mong muốn. Tuy nhiên, đến thời điểm nào đó Trung Quốc sẽ lấy lại những hòn đảo này. Khi đó sẽ không cần phải thương lượng, vì các quần đảo này từ lâu đã thuộc về Trung Quốc... ". Tuyên bố này của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc rất đáng chú ý bởi vì sau đó không lâu (tháng 8/1977) Trung Quốc đã tiến hành diễn tập hải quân quy mô lớn lần đầu tiên gần phía Nam quần đảo Trường Sa với sự tham gia của Hạm đội Nam Hải cùng 40 tàu chiến, tàu hộ vệ, cũng như không quân hải quân.

Trong bối cảnh đó, chỉ có Liên Xô ngăn cản mưu đồ bánh trướng của Trung Quốc khi ký kết với Việt Nam Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (11/1978) ngay trước khi chế độ Pol Pot của Campuchia bị lật đổ. Tháng 3/1979, Trung Quốc tấn công "trừng phạt" Việt Nam với lý do Việt Nam xâm lược Campuchia – đồng minh của Trung Quốc, khi đó Liên Xô đã có thái độ rõ ràng với Trung Quốc và thể hiện sự quyết tâm hỗ trợ Việt Nam. Khi cảm thấy tình hình đang bên bờ vực của một cuộc chiến lớn, Trung Quốc ngay lập tức "chùn bước" trong cuộc xâm lược của mình, tuyên bố đạt được những gì mong muốn và sẽ dừng lại sau khi đã phá hủy thành phố giáp biên của Việt Nam, cũng như dừng các kế hoạch bành trướng của mình đối với quần đảo Trường Sa vì lo sợ đụng độ với Nga.

Tóm lại, như trước đây khi gặp một cường quốc mạnh hơn ngăn cản mưu đồ bành trướng của mình, Trung Quốc đã chuyển sang chiến thuật “chờ thời”, tìm mọi cách cung cấp tài chính cho "Khmer Đỏ" và các lực lượng chống Việt Nam khác ở Campuchia, buộc Việt Nam và Liên Xô phải chi trả đáng kể để chống lại các thế lực này. Về sau, chiến thuật “chờ thời” này lại hoàn toàn đúng đắn.

Điều này trở nên rõ ràng vào năm 1987 khi Liên Hợp Quốc yêu cầu Trung Quốc trang bị cho một trạm quan sát khí tượng trong quần đảo Trường Sa trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu đại dương toàn cầu. Trung Quốc đã lợi dụng triệt để lý do này để đưa lực lượng hải quân của mình để tiếp cận và nghiên cứu khu vực trên quan điểm quân sự. Sự xuất hiện của tàu chiến Trung Quốc ở vùng biển Việt Nam gây ra phản ứng gay gắt. Trong một tuyên bố (20/02/1988) Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay "nhiều tàu chiến Trung Quốc vi phạm lãnh hải tiếp giáp với quần đảo Trường Sa của Việt Nam" và "hoạt động quân sự của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa đang đe dọa đến an ninh của Việt Nam và các nước láng giềng trong khu vực, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa”. Hoạt động của các lực lượng Trung Quốc bất chấp sự phản đối của phía Việt Nam, dẫn đến sự kiện tháng 3/1988 khi xảy ra một cuộc đụng độ vũ trang giữa quân đội Trung Quốc và Việt Nam tại bãi đá ngầm Johnson (Gạc Ma). Sau trận chiến này, hàng chục thủy thủ Việt Nam đã hy sinh, Trung Quốc chiếm thêm 7 đảo đá ngầm và đảo san hô của quần đảo Trường Sa và kiểm soát các bãi đá ngầm Calderon (Cuarteron), Gaven, Gạc Ma, Collins, Len Đao và đảo san hô Daloay.

Cuộc “Nam tiến” mới của TQ đã trở thành hiện thực vì khác với năm 1979, Trung Quốc tin rằng Liên Xô đã trải qua một cuộc khủng hoảng khó khăn và hướng tới bình thường hóa toàn diện quan hệ với Trung Quốc, sẽ không vì việc bảo vệ các hòn đảo ở phía Nam Biển Đông mà cản trở quá trình đang có những thành công bước đầu này. Điều đó đã xảy ra và tính toán của phía Trung Quốc là đúng.

Gần đây, tình hình ở Biển Đông lại biến động. Hiện nay khi nhận thấy sự suy yếu của Mỹ có khoảng trống quyền lực nhất định ở Đông Nam Á, TQ quyết định trở lại với chiến thuật tạo áp lực và bành trướng. Các nước ASEAN không nên ảo tưởng, đặc biệt là liên quan đến các dự án chung thăm dò và khai thác dầu khí với Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là Mỹ sẽ sẵn sàng tham gia vào cuộc xung đột quân sự một cách tích cực và quyết liệt hay không? Tình hình tại khu vực này rất phức tạp, bởi một mặt Mỹ đứng sau các hoạt động quân sự hiếu chiến của Philippine, đứng sau phát ngôn của Thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi thành lập "mặt trận thống nhất" chống lại Trung Quốc, tái trang bị cho lực lượng hải quân của các nước Đông Nam Á để đáp trả với "yêu sách về lãnh thổ vô căn cứ của Trung Quốc tại Biển Đông" (www.voanews.com/russian/news/US-Chinasea 20011-06-21). 

Nhưng mặt khác, tất cả các tuyên bố về việc hỗ trợ các đối thủ của Trung Quốc không phải là một phần của trò chơi phức tạp, trong đó Mỹ và Trung Quốc là người dẫn dắt. Các quy tắc của trò chơi này (chỉ Trung Quốc và Mỹ biết) có thể không xem xét đến sự can thiệp Mỹ trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm các hòn đảo và bãi đá ngầm. Cũng như năm 1974, điều này phụ thuộc nhiều vào bản chất mối quan hệ Mỹ - Trung, và phương án này có thể xảy ra nếu Trung Quốc nhượng bộ Mỹ về mặt kinh tế - yếu tố quan trọng sống còn để khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ hiện nay. Đối với Mỹ, điều này có ý nghĩa hơn là các đảo nhỏ và các bãi đá ngầm còn "chưa rõ ràng" về chủ quyền. Vì vậy, Philippine và Việt Nam không nên ảo tưởng đối với các kế hoạch của Mỹ và những tuyên bố sẽ bảo vệ các nước này.

Ngày nay, khả năng xảy ra cuộc xung đột ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước ASEAN là lớn hơn bao giờ hết, sự đe dọa về một cuộc xung đột quân sự là có thật và đòi hỏi một sự thỏa hiệp để khu vực này không trở thành một "điểm nóng" trên bản đồ thế giới./.

(V.T. lược dịch từ tạp chí "Bình luận phương Đông mới")

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.