“ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” CÓ GIÁ TRỊ CAO HƠN UNCLOS???
Wednesday, October 26, 2011 9:44 AM GMT+7
Đáng chú ý, tại hội thảo này ông Trần Sĩ Cầu – Giáo sư Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nguyên Đại sứ Trung Quốc đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong việc xác nhận chủ quyền. Một giáo sư khác thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á – Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) cũng cho rằng UNCLOS có “thiếu sót” và kết luận “Trung Quốc phải xem xét tình hình riêng của mình trước khi thực thi UNCLOS”.

Tham gia hội thỏa khoa học về Biển Đông do Sáng hội Carlos P.Romulo vì Hòa Bình và Phát triển (CPR) và Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) đồng tổ chức tại Manila (Philippine) tuần vừa qua (17/10), hầu hết các học giả và người tham dự đều đề cập đến tính mơ hồ, bất hợp pháp của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này, nhất là yêu sách “đường lưỡi bò”.

Đáng chú ý, tại hội thảo này ông Trần Sĩ Cầu – Giáo sư Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nguyên Đại sứ Trung Quốc đã công khai phủ nhận giá trị của Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) trong việc xác nhận chủ quyền. Một giáo sư khác thuộc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á – Đại học Hạ Môn (Trung Quốc) cũng cho rằng UNCLOS có “thiếu sót” và kết luận “Trung Quốc phải xem xét tình hình riêng của mình trước khi thực thi UNCLOS”.

Theo các nhà quan sát, quan điểm của một số học giả Trung Quốc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực nhằm bênh vực yêu sách “đường lưỡi bò” phi lí là nằm trong một xu hướng mà Bắc Kinh đang theo đuổi. Đó là: gây sức ép trên toàn thế giới để buộc các nước chấp nhận sửa đổi UNCLOS theo ý đồ của Trung Quốc, từ đó hợp pháp hóa được các đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Về vấn đề này, nhà báo Frank Ching của tờ Wall Street Journal đã có bài phân tích đăng website The Diplomat ngày 16/10 nhận xét: “Có lẽ vì các lí do lịch sử (mà họ dựa vào để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông) đi ngược lại các nguyên tắc của UNCLOS, cho nên các học giả Trung Quốc đang kêu gọi xem xét lại Luật Biển”. Và như vậy, mặc dù đã phê chuẩn UNCLOS vốn đã có hiệu lực từ 17 năm nay, Trung Quốc không cần phải tuân thủ các quy định của văn kiện này, trừ khi UNCLOS được sửa đổi theo hướng phù hợp với các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Trước đó, một số tạp chí khoa học, cơ quan truyền thông như Science, National Geographic Society, Google… không rõ vô tình hay hữu ý cũng đã đăng các bản đồ Biển Đông có in “đường lưỡi bò” và đã vấp phải sự phản đối của giới học giả nhiều nước trong khu vực.

Như vậy, dù ở hình thức này hay hình thức khác, việc phổ biến, tuyên truyền cho “đường lưỡi bò”, ý định xét lại UNCLOS và coi “đường lưỡi bò” có giá trị cao hơn Công ước quốc tế về Luật Biển mà Trung Quốc là một bên tham gia là khó có thể chấp nhận. Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều nước, do đó cần tuân thủ luật pháp quốc tế mà mỗi nước tham gia đều có trách nhiệm và bình đẳng. Tính phi lí, vô căn cứ của tuyên chủ quyền theo “đường lưỡi bò” của Trung Quốc không những không thể giải quyết được tranh chấp mà còn làm phức tạp thêm tình hình phức tạp tại vùng biển này./.

Ngọc Linh

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.