Trung Quốc- Indonesia: Mối quan hệ khó đoán trên biển Đông
29 Tháng Ba 2016 11:36 SA GMT+7
(Tin tức 24h) - Trung Quốc lập trung tâm nghiên cứu về Biển Đông ở Indonesia trong khi Jakarta lại quyết lập căn cứ quân sự ở Natuna, đối phó Bắc Kinh.

Tờ The Straits Times cho hay, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc Đông Nam Á về Biển Đông (CSARC) đã chính thức ra mắt hôm 25/3 bên lề diễn đàn Bác Ngao được tổ chức hàng năm ở tỉnh Hải Nam,.

Trung tâm này thành lập bởi Viện nghiên cứu quốc gia Trung Quốc (NISCSS) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược của Indonesia.

Theo Tân Hoa xã, trung tâm này sẽ "tăng cường thay đổi học thuật và thể chế, đẩy mạnh hoạt động giữa các nước nhằm duy trì hòa bình và ổn định chung trong khu vực".

Trung Quoc- Indonesia: Moi quan he kho doan tren bien Dong
Indonesia nhiều lần cứng rắn với Trung Quốc.

Bà Yan Yan, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách và luật biển thuộc NISCSS, cho biết CSARC sẽ quy tụ những cơ quan nghiên cứu và tư vấn ở Trung Quốc và Đông Nam Á.

"Chúng tôi bắt đầu với hai tổ chức nhưng muốn nhắm đến và mời các chuyên gia, nhà nghiên cứu Singapore tham gia trong tương lai, Singapore có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này", bà Yan Yan nói.

Ông Wu Shicun, Chủ tịch NISCSS, một viện cấp quốc gia liên kết giữa Bộ Ngoại giao với Cục Hải dương Trung Quốc, cho biết trung tâm sẽ tạo nền tảng thảo luận các vấn đề trên Biển Đông và đó là mô hình hợp tác nghiên cứu hàng hải giữa các nước trong khu vực.

Tờ The Straits Times cho rằng trung tâm này, tuy mang tiếng quy tụ chuyên gia khu vực như Singapore, Indonesia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar, nhưng chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu ủng hộ những yêu sách chủ quyền vô lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Việc thành lập trung tâm này được quyết định trong tình hình quan hệ của Trung Quốc và Indonesia trở nên khó đoán.

Mới hôm 24/3, Hạ Viện Indonesia đã kêu gọi chính quyền Jakarta xây dựng một căn cứ quân sự mới trên quần đảo Natuna.

"Việc tăng cường một căn cứ quân sự trên đảo Natuna là một yếu tố quan trọng đối với hệ thống phòng thủ khu vực miền Trung Indonesia, nơi có đường biên giới với nhiều quốc gia ở Biển Đông", ông Mahfud Siddiq, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và Ngoại giao của Hạ viện Indonesia nói với trang The Maritime Executive của Mỹ.

Theo ông Mahfudz, chính phủ cần 1,3 nghìn tỷ rupiah (tương đương 134 triệu USD) nhằm phát triển cơ sở trên quần đảo Natuna. Cơ sở này dự kiến hoạt động vào năm 2017.

Ông T.B. Hasanudin, Phó chủ tịch Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc phòng, cho hay, căn cứ không nhất thiết phải là "nơi nhân viên quân sự hiện diện ở một vị trí đặc biệt để sẵn sàng triển khai" mà là nơi trung chuyển lực lượng.

Từ năm ngoái, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh tăng cường sự hiện diện quân sự tại vùng Natuna khi ông cho triển khai máy bay chiến đấu và phi cơ tuần thám trên biển P3-C Orion trong khu vực.

Lời kêu gọi mới đây của Hạ viện Indonesia đưa ra sau sự cố tàu tuần tra Indonesia cố gắng bắt giữ tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ngoài khơi quần đảo Natuna nhưng bị tàu tuần duyên Trung Quốc đâm vào cản trở, đánh tháo cho tàu cá Trung Quốc.

Bộ trưởng An ninh Indonesia Luhut Pandjaitan cho hay, nước này đã từ chối những yêu cầu của Trung Quốc đòi phóng thích 8 thuyền viên bị bắt giữ vì đánh bắt cá trái phép và cáo buộc Bắc Kinh làm gia tăng căng thẳng một cách nhanh chóng trong khu vực bằng việc giải cứu tàu cá bị bắt.

Vụ việc trở nên thực sự nghiêm trọng trên bình diện ngoại giao khi Ngoại trưởng Marsudi triệu kiến Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia hôm 21/3 và trao công hàm phản đối của nước này.

Tuy vậy, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm 22/3 cho biết, giữa 2 nước gần đây phát sinh mâu thuẫn liên quan đến tàu cá, nhưng Jakarta hy vọng duy trì quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh.

Tờ Business Insider của Mỹ đánh giá phát biểu của bà Marsudi là "mang màu sắc ngoại giao" và không thể phủ nhận căng thẳng Trung Quốc-Indonesia sẽ tiếp tục leo thang.

Trung Quoc- Indonesia: Moi quan he kho doan tren bien Dong
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường trong diễn đàn Bác Ngao. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, trang Đa Chiều (Mỹ) bình luận, trong khi Mỹ, Nhật, Australia và các đối tác ở biển Đông cho rằng quan hệ Bắc Kinh-Jakarta sẽ trở nên gay gắt bởi mâu thuẫn ở vùng biển quần đảo Natuna, thì Indonesia "đã trở thành một hướng đột phá của Bắc Kinh". Jarkata sẽ chính là quân bài và là chỗ dựa chiến lược kể Trung Quốc kìm chân Mỹ ở Biển Đông.

Chính phủ Trung Quốc vẫn nhấn mạnh các điểm chung giữa hai bên và "vấn đề giữa Jakarta với Bắc Kinh không hề nghiêm trọng".

Bộ ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định "Indonesia không có yêu sách về chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam-PV)", như một tín hiệu rằng "Bắc Kinh không nhằm vào Indonesia trong vấn đề biển Đông".

Trung Quốc cũng nhắc lại tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Indonesia đối với quần đảo Natuna, xác nhận Trung Quốc "không có tranh cãi gì về điều này", đồng thời kêu gọi hai nước "giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn trên biển bằng con đường đối thoại".

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.