Con bài ngư dân của Trung Quốc trong cuộc chiến chủ quyền?
14 Tháng Tư 2016 7:33 SA GMT+7
(Tổ Quốc)- Trong các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, ngư dân là những quân bài tự do.

Trung Quốc đang sử dụng đội tàu đánh cá quy mô lớn của mình để bảo vệ các yêu sách lãnh thổ rộng lớn ở Biển Đông. Điều này không chỉ khiến Bắc Kinh “va chạm” với các nước láng giềng châu Á, mà còn dấy lên nguy cơ khó tiên đoán về gia tăng các cuộc khủng hoảng có tính chu kì.

Bùng lên căng thẳng

Trong vài tuần qua, căng thẳng giữa Trung Quốc với Indonesia, Malaysia và Việt Nam đã bùng lên khi ngư dân Trung Quốc, thường được hỗ trợ bởi các tàu bảo vệ bờ biển, đã mạo hiểm ra xa vùng biển quê hương để tiến gần bờ biển của quốc gia khác. Tuy nhiên, đây chỉ là những cuộc xung đột mới nhất trong chiến dịch dài hạn của Trung Quốc để mở rộng ngư trường và đồng thời thiết lập sự thống trị trên biển.
Vào cuối tháng
3 vừa qua, Malaysia phát hiện khoảng 100 tàu đánh cá Trung Quốc, cùng với một tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc, trong vùng biển của mình, bãi cạn Luconia, cách Borneo của Malaysia chưa đến 100 hải lý nhưng cách đảo Hải Nam Trung Quốc tới 800 hải lý.


Đường 9 đoạn trái phép của Trung Quốc - chồng lấn với vùng biển chủ quyền của các quốc gia láng giềng. (Nguồn: Washington Post)

Đầu tháng này, Việt Nam cũng đã bắt giữ một tàu chở nhiên liệu của Trung Quốc đã xâm phạm vùng biển của mình. Và căng thẳng lớn nhất là ngày 20/3, khi các quan chức Indonesia phát hiện một tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Natuna của Indonesia. Khi lực lượng Indonesia định lai dắt tàu cá này vào bờ thì một tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã can thiệp để buộc Indonesia đẩy tàu cá này trở lại vùng biển quốc tế.

Indonesia, vốn coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, nhưng đã phản ứng một cách giận dữ, nói rằng nước này cảm thấy rằng những nỗ lực của mình để duy trì hòa bình trong vùng biển tranh chấp đã bị "phá hoại." Các quan chức quốc phòng Indonesia tuyên bố sẽ gửi tàu hải quân lớn hơn để bảo vệ các tàu tuần tra của mình trong khu vực, xem xét việc tuần tra các hòn đảo xa và thậm chí triển khai máy bay chiến đấu F-16 đến Natunas để đề phòng "kẻ trộm".

Các tàu đánh cá trên, Bộ Ngoại giao của Bắc Kinh cho biết, đã hoạt động tại "ngư trường truyền thống của Trung Quốc ", mặc dù vụ việc xảy ra ngay sát Natunas và cách tới 900 hải lý từ đảo Hải Nam.
Tuyên bố của Trung Quốc đối với Biển Đông một phần dựa trên ý tưởng rằng ngư dân nước này đã đánh cá ở đó trong nhiều thế kỷ. Nhưng Trung Quốc cũng đang cố gắng để tạo ra “sự thật” này bằng cách mở rộng các ngư trường đánh bằng hoạt động của mình, các chuyên gia cho biết.

Con bài đánh cá

"Các quan chức Trung Quốc coi các ngư dân và tàu cá công cụ quan trọng trong việc mở rộng sự hiện diện của mìnhkhẳng định tuyên bố chủ quyền trong các vùng biển tranh chấp," Zhang Hongzhou, một chuyên gia tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam S. Thuộc Đại học công nghệ Nanyang, Singapore cho biết. Ngư dân cho biết chính phủ thường xuyên tổ chức các chuyến đi đến quần đảo Trường Sa, với các tàu bảo vệ bờ biển tham dự, đặc biệt là khi căng thẳng cao.

Chính phủ cũng đang đẩy các ngư dân ra xa bờ hơn nữa, cung cấp các khoản trợ cấp nhiên liệu, với số lượng lớn hơn cho các tàu trọng tải lớn để đến quần đảo Trường Sa. Trợ cấp xây dựng, tàu đánh thép vỏ lớn hơn và một hệ thống vệ tinh đắt tiền đã được chính quyền Hải Nam cung cấp hầu như miễn phí cho khoảng 50.000 chiếc tàu. Với các phương tiện trên, thuyền đánh cá Trung Quốc có thể gửi tín hiệu khẩn cấp cho tàu bảo vệ bờ biển với vị trí chính xác nếu họ gặp rắc rối.

‘Dân quân biển’

Trung Quốc thường gọi cộng đồng ngư dân và các nhóm thường xuyên tổ chức những chuyến đi biển này là dân quân biển - thường dân được đào tạo sử dụng vũ khí hạng nhẹ - được cho là để giúp bảo vệ chủ quyền biển của đất nước.

Những chuyến đi tới bãi cạn Scarborough đã đẩy căng thẳng với Philippines vào năm 2012 lên đến đỉnh điểm. Sau đó, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát bãi cạn này. Trong một hành động leo thang tranh cãi, Trung Quốc đã kéo một giàn khoan dầu trái phép vào vùng biển của Việt Nam vào năm 2014.
Sau khi những chiếc thuyền đánh cá dọn đường,
lực lượng bảo vệ bờ biển theo sau, thường là thực hiện hoạt động cải tạo đá và bãi cạn, cuối cùng quân sự và kiểm soát, Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế tại Đại học New South Wales ở Sydney nhận định. "Tôi gọi đây là chiến lược ‘đánh cá, bảo vệ, chiếm giữ và kiểm soát", ông Alan Dupont  nói. Khi Trung Quốc tăng cường hoạt động của các lực lượng dân quân biển này, không một quốc gia nào trong khu vực có thể kiểm soát toàn bộ đội tàu đánh cá của họ - với những thuyền trưởng đầy năng lực “kích thích tình yêu nước” của đội viên để mở rộng ngư trường cho Trung Quốc.

Nhưng điều này không chỉ là về chủ nghĩa dân tộc. Kinh tế là một động lực lớn cho việc mở rộng, chuyên gia Zhang và Dupont nói - để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đối với sản lượng cá và ngành công nghiệp xuất khẩu cá – mang lại nhiều lợi nhuận và đang mở rộng nhanh chóng- hiện đang giữ vị trí số 1 thế giới.

Cạnh tranh ảnh hưởng

Trung Quốc đã đổ lỗi cho Hoa Kỳ về hành động quân sự hóa Biển Đông, chỉ trích chiến lược tái cân bằng của Tổng thống Obama châu Á, bao gồm một thỏa thuận gần đây để gửi lực lượng quân sự Mỹ tới 5 căn cứ quân sự ở Philippines lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, và cuộc tập trận quân sự đang diễn ra giữa hai nước.

Bắc Kinh cũng đang theo đuổi chiến lược riêng của mình để thống trị Tây Thái Bình Dương và đẩy lùi ảnh hưởng Hoa Kỳ trong khu vực, tận dụng việc siêu cường số 1 thế giới đang bị phân tâm bởi các cuộc khủng hoảng toàn cầu khác.

Theo Rodger Baker, nhà phân tích hàng đầu về châu Á-Thái Bình Dương cho Stratfor, những chuyến đi biển được lên kế hoạch để khẳng định quyền sở hữu của Trung Quốc đối với "vùng biển của mình."

Các tàu đánh cá cũng đã giúp cung cấp vật liệu xây dựng cho chương trình cải tạo đảo của Trung Quốc quần đảo Trường Sa. Tháng 10/2015, khi tàu sân bay USS Lassen tiến hành hoạt động tuần tra bảo đảm quyền tự do hàng hải gần đá Subi, hải quân Trung Quốc đã giữ một khoảng cách tôn trọng, nhưng các tàu buôn hoặc tàu cá nhỏ đã đến gần và thậm chí ngay sát mũi của tàu khu trục, Defense News đưa tin. Các chuyên gia nói rằng những tàu thuyền đó có thể được điều khiển bởi các thành viên lực lượng dân quân.

Tuy nhiên, chính sách "kẻ cơ hội" của Bắc Kinh đang vấp phải nhiều rào cản. Nhiều quốc gia trong khu vực đang đoàn kết chống lại Trung Quốc.

An Bình (Theo Washington Post)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.