Bí mật trong báo cáo Quốc hội Mỹ của Lầu Năm Góc về Biển Đông
16 Tháng Năm 2016 6:10 SA GMT+7
VietTimes -- Ngày 13.05.2016, Lầu Năm Góc công bố bản báo cáo Quốc hội hàng năm về những hoạt động quân sự của Bắc Kinh, theo đó Trung Quốc bồi đắp hơn 3.200 mẫu Anh (13 km2) tính đến tháng 12.2015 trên quần đảo Trường Sa, đang xây dựng cơ sở hạ tầng và quân sự hóa các đảo nhân tạo.
Bí mật trong báo cáo Quốc hội Mỹ của Lầu Năm Góc về Biển Đông

 

Thông tin này hoàn toàn không gây bất ngờ cho các chuyên gia địa chính trị và các phương tiện truyền thông, từ lâu  đã theo dõi kỹ càng những nỗ lực bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc.

Đáng chú ý là, đây lần đầu tiên trong báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc đã đưa ra thông tin chi tiết như vậy, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo vào tháng 12.2013. Bản báo cáo được công bố vào ngày 13.05, bao gồm bảy trang sơ đồ, hình ảnh của vệ tinh trinh sát chụp trước và sau các đảo nhân tạo và công trình.

Bản báo cáo năm ngoái đệ trình lên Quốc hội Mỹ chỉ bao gồm hai đoạn văn ngắn gọn về các hoạt động của Bắc Kinh trên biển Đông, thông báo Trung Quốc đã bồi đắp chỉ có 500 mẫu Anh y như tháng 12.2014.

Báo cáo của Lầu Năm Góc năm 2016 cho biết Trung Quốc đang xây dựng đường băng tại Đá Vành Khăn và Đá Su bi, tại đây các công trình đang ở trong "giai đoạn cuối cùng của xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu".  Các công việc đang diễn ra tại đây bao gồm các hoạt động xây dựng hệ thống truyền thông, giám sát và các công trình hậu cần kỹ thuật.

"Những sân bay, khu vực bến cảng, các cơ sở tiếp vận hậu cần sẽ cho phép Trung Quốc duy trì một lực lượng giám sát biển lâu dài và linh hoạt, song song cùng với sự hiện diện quân sự trong khu vực", theo báo cáo cho biết. "Những cơ sở hậu cần kỹ thuật quân sự sẽ làm gia tăng khả năng của Trung Quốc để phát hiện và phản ứng nhanh trước những động thái thách thức của các đối thủ hoặc bên thứ ba, mở rộng phạm vi những khả năng quân sự sẵn có của Trung Quốc, giảm thời gian cần thiết để triển khai lực lượng.

"Mặc dù các đảo nhân tạo không cho Trung Quốc bất kỳ quyền lực lãnh thổ hoặc hàng hải nào khác trên vùng biển Nam Trung Quốc, Trung Quốc sẽ có thể sử dụng đảo nhân tạo làm căn cứ cho các hoạt động dân sự-quân sự thường xuyên nhằm tăng cường sự hiện diện thương xuyên của PLA trên biển Đông, gia tăng khả năng của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa nỗ lực kiểm soát các đảo chìm và không gian biển lân cận ", bản báo cáo cho biết.

Mỹ và lực lượng Hải quân đã nhiều lần đưa tàu chiến tuần tra và máy bay tuần thám đến gần các hòn đảo nhân tạo để thực hiện những gì Washington gọi là đảm bảo quyền tự do hàng hải. Đầu tuần này, tàu khu trục William P. Lawrence đã  hải hành trong vòng 12 hải lý của đảo Đá Chữ Thập.

"Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chứng minh khả năng sẵn sàng chịu đựng cấp độ cao hơn nữa các tình huống căng thẳng trong nỗ lực theo đuổi tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển", Abraham Denmark, phó trợ lý thư ký Lầu Năm Góc khu vực Đông Nam Á phát biểu trong cuộc họp báo chiều ngày 13.05.2016. "Chiến lược của Trung Quốc là nhằm hiện thực hóa mục đích của mình, không dẫn đến tình huống nguy hiểm cho hòa bình an ninh khu vực, nhưng có điều kiện gia tăng sức mạnh quân đội và phát triển kinh tế, từ đó duy trì sức mạnh lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc."

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết ngân sách quân sự của Trung Quốc đã tăng trở lại trong năm 2015, tăng thêm 8 tỷ USD và đạt đến mức 144 tỷ USD. Nhưng Denmark cho biết chi tiêu quân sự thực tế cao hơn rất nhiều, khoảng 180 tỷ USD, nguyên nhân là ngân sách Trung Quốc bỏ qua những chi phí nghiên cứu và phát triển trang thiết bị cũng như mua sắm một số vũ khí nước ngoài.

Báo cáo cho rằng PLA "tiếp tục tăng cường những vũ khí trang bị quan trọng, được sử dụng trong những kịch bản dự phòng , bao gồm tên lửa hành trình; tên lửa đạn đạo tầm gần, tầm trung và tầm xa - trung; máy bay tầm cao (máy bay mang tên lửa hành trình); nhất thể hóa mạng lưới phòng không tích hợp; phương tiện và năng lực tiến hành các chiến dịch thông tin; phát triển các đơn vị đổ bộ đường không và đường biển. "

Như những năm trước, bản báo cáo đặt trọng tâm sự quan ngại của Lầu Năm Góc về dự án phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc. Bản báo cáo cũng đưa ra những định hướng then chốt phát triển năng lực của PLA trong các hoạt động tác chiến trên tầng không gian, tấn công mạng không gian ảo, tác chiến điện tử.

"Quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc đang hình thành những loại vũ khí, trang thiết bị, có khả năng làm suy giảm vị thế công nghệ quân sự hàng đầu chủ chốt của Mỹ", bản báo cáo nhận xét.

Lầu Năm Góc cũng thông báo, PLA đang gia tăng sự hiện diện toàn cầu, xác nhận khả năng Trung Quốc sẽ mở một căn cứ quân sự mới ở Djibouti.

"Đây sẽ là một bước tiến lớn trong vấn đề toàn cầu hóa đối với quân đội Trung Quốc, PLA chưa bao giờ có một căn cứ quân sự ở nước ngoài trước đây", Denmark cho biết

 

 

Hình ảnh bồi đắp đảo Đá Vành Khăn của Trung Quốc trong báo cáo

Hình ảnh bồi đắp đảo Gạc Ma của Trung Quốc trong báo cáo

Hình ảnh bồi đắp đảo Đá Subi của Trung Quốc trong báo cáo

Trung Quốc đã bồi đắp 1.300 ha nhân tạo trên vùng nước quần đảo Trường Sa, sơ đồ báo cáo của Lầu Năm Góc

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.