Tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo đảm an ninh khu vực
14 Tháng Bảy 2016 5:56 SA GMT+7
(HNM) - Hội thảo thường niên về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington D.C (Mỹ) khai mạc ngày 12-7, diễn ra vào đúng thời điểm Tòa trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông. Các học giả quốc tế tham gia hội thảo đã nhìn nhận phán quyết của Tòa trọng tài như một yếu tố tích cực, giúp củng cố sự tôn trọng luật pháp quốc tế và bảo đảm an ninh tại khu vực.


Đông đảo đại biểu quốc tế tham dự Hội thảo thường niên về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington D.C (Mỹ).


Phát biểu mở đầu hội thảo, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Sáng kiến minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc CSIS đánh giá: Phán quyết của Tòa trọng tài là sự khích lệ đối với nỗ lực giải quyết các tranh chấp hàng hải bằng biện pháp hòa bình và thông qua các cơ chế trọng tài quốc tế. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Dan Sullivan thuộc Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ nhận định, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông. Cùng với việc hối thúc Trung Quốc thể hiện là một bên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, Thượng nghị sĩ Dan Sullivan cho rằng, nước Mỹ cần tiếp tục khẳng định vai trò trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông. Thượng nghị sĩ này nhận định: Trung Quốc đã thực hiện chính sách có tính đe dọa khi tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo trong khu vực tranh chấp. Trong tuyên bố chung với Thượng nghị sĩ John McCain, ông Dan Sullivan cho rằng: Vì quyền lợi chiến lược, sau phán quyết của Tòa trọng tài, Trung Quốc nên ngồi vào bàn đàm phán với các nước để giải quyết vấn đề này.

Chia sẻ quan điểm nêu trên, Giám đốc phụ trách các vấn đề Châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, Daniel Kritenbrink nhấn mạnh: Lập trường được Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra sau phán quyết của Tòa trọng tài là ủng hộ tôn trọng luật pháp, giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông qua biện pháp hòa bình, bao gồm cả việc đưa ra tòa quốc tế, yêu cầu các bên bao gồm Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài, kêu gọi các bên kiềm chế không có các hành động gây hấn. Ông Daniel Kritenbrink cũng khẳng định, cam kết duy trì sự có mặt về quân sự của Mỹ trong khu vực và hợp tác với các nước đồng minh để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Tại hội thảo, hầu hết chuyên gia, học giả quốc tế đều nhận định phán quyết của Tòa trọng tài có ý nghĩa bước ngoặt đối với việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Bên cạnh đó, các chuyên gia, học giả đưa ra cảnh báo về việc các hoạt động quân sự hóa thời gian qua đang làm thay đổi nguyên trạng và hủy hoại môi trường tại Biển Đông. Ông John McManus, Giáo sư sinh học biển và nghề cá Đại học Miami (Mỹ) hối thúc thành lập công viên hải dương ở Biển Đông để bảo vệ hệ sinh thái của vùng biển này.

Đại diện Việt Nam tham dự cuộc hội thảo, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, đánh giá: Tình hình Biển Đông trong năm 2016 vẫn đáng lo ngại. Các bên liên quan cần căn cứ vào phán quyết của Tòa trọng tài để xây dựng chính sách tại Biển Đông trong thời gian tới.

Trong khi đó, tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản đã diễn ra hội thảo quốc tế về Biển Đông với chủ đề "Trật tự quốc tế trong thế kỷ XXI và An ninh hàng hải Châu Á". Tại hội thảo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nakatani Gen tái khẳng định lập trường của nước này là không chấp nhận thay đổi nguyên trạng trên Biển Đông. Ông Nakatani Gen nhấn mạnh đến việc các nước không sử dụng biện pháp vũ lực để theo đuổi lợi ích; đồng thời cho rằng vụ kiện của Philippines sẽ tạo ra tiền lệ cho việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Các đại biểu tham dự hội thảo đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế trên Biển Đông và cho rằng phán quyết của Tòa trọng tài cần được các bên liên quan tôn trọng, xem xét một cách nghiêm túc vì những phán quyết này dựa trên luật lệ được cộng đồng quốc tế thừa nhận./.
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.