Trung Quốc cố che giấu thất bại nặng nề ở Biển Đông
24 Tháng Tám 2016 11:05 SA GMT+7
VietTimes -- Trung Quốc không dám tham gia vụ kiện với Philippines ở Tòa trọng tài tại The Hague Hà Lan là do "không quen" như sân nhà, không quen với cuộc đấu không biết trước kết quả - Đa Chiều bình luận.
Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cái gọi là "lợi ích cốt lõi" ở Biển Đông.Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố cái gọi là "lợi ích cốt lõi" ở Biển Đông.

Tờ Đa Chiều của người Hoa tại Mỹ ngày 22/8 cho hay chủ nhiệm Uông Tranh từ Trung tâm nghiên cứu hòa bình và xung đột, Đại học Seton Hall Mỹ viết bài trên tờ The Financial Times cho rằng vụ kiện trọng tài Biển Đông là sự kiện đáng quan tâm và bàn luận nhất ở trong và ngoài nước của ngoại giao Trung Quốc trong mấy chục năm gần đây.

Nó là một đoạn lịch sử chưa từng có của ngoại giao Trung Quốc, gây ảnh hưởng rất lớn đến cái gọi là "lợi ích quốc gia Trung Quốc", trong đó kinh nghiệm và bài học phải được tổng kết toàn diện và khách quan. Nếu coi thường sự thực và đổi trắng thanh đen trở thành một hiện tượng phổ biến thì đó là một điềm xấu của Trung Quốc.

Bài viết cho rằng sau phán quyết của Tòa trọng tài ở The Hague, Hà Lan đối với vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc (ngày 12/7/2016), sự khác biệt to lớn về nhận thức của mọi người đối với sự kiện này, nhất là nhận thức và phán đoán đối với một số sự thực cơ bản của vụ kiện là điều đáng ngạc nhiên.

Đối với sự kiện có ảnh hưởng to lớn này, Trung Quốc chắc chắn sẽ tiến hành thức tỉnh từ nhiều góc độ như nghiên cứu chính sách, giải thích chính sách và triển khai công tác ngoại giao.
Chiến lược lớn và chi tiết nhỏ

Thế giới hôm nay đang trải qua một cuộc biến đổi to lớn, sự hưng suy của nước lớn, tái tổ chức địa-chính trị, sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ, các động lực làm nên sự thay đổi rất mạnh mẽ và đa dạng.

Trong thời đại lớn ngày nay, dư luận khó tránh khỏi sẽ thường xuyên nhìn nhận tất cả các vấn đề từ góc độ “chiến lược lớn”.

Vì vậy, tranh chấp Biển Đông cũng thường được đặt trong bối cảnh lớn của chiến lược quốc tế, nhất cử nhất động của các nước đều được giải thích mang tính chiến lược.

Nhưng, khi xem xét vấn đề ở góc độ chiến lược và vĩ mô, cũng cần đặc biệt cẩn thận, không được đem tất cả thổi phồng lên có tính chiến lược. Sự thành bại của ngoại giao được quyết định bởi chiến lược, song cũng được quyết định bởi chi tiết kỹ thuật.

Rất nhiều vấn đề của vụ kiện trọng tài Biển Đông thực ra thì một Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) có thể giải đáp, hoặc nói đó là một số chi tiết kỹ thuật về UNCLOS.

Nhưng, khi mọi người chú ý quá nhiều đến bối cảnh chiến lược lớn thì lại thường coi nhẹ những chi tiết kỹ thuật này.

Chẳng hạn, rất nhiều tờ báo cho rằng Tòa trọng tài lần này đã được tổ chức lâm thời, vì vậy tính thức tổ chức ra Tòa trọng tài bị thắc mắc. Thực ra, bất cứ ai chỉ cần đọc một chút hai trang giấy Phụ lục VII của UNCLOS sẽ hiểu được đầy đủ các quy định rõ ràng về việc thành lập Tòa trọng tài, thủ tục trọng tài và trách nhiệm của các bên tranh chấp.

Sử dụng Tòa trọng tài lâm thời xử lý tranh chấp là một quy định đặc biệt của UNCLOS, vị thế và tính hợp pháp của nó đều được xây dựng trên nền tảng của Điều 287 và Phụ lục VII của UNCLOS.

Căn cứ vào Điều 287, một nước có thể lựa chọn một hoặc hơn một phương pháp để giải quyết tranh chấp có liên quan đến UNCLOS: (a) Tòa án Luật biển quốc tế được thiết lập theo Phụ lục VI; (b) Tòa án quốc tế; (c) Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII; (d) Tòa trọng tài đặc biệt xử lý một loạt tranh chấp trở lên được thành lập theo Phụ lục VIII. Điều này có nghĩa là, 4 phương thức nêu trên đều là phương thức giải quyết tranh chấp được UNCLOS thừa nhận và ủng hộ.

Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc bôi nhọ các thẩm phán của Tòa trọng tài ở The Hague thụ lý vụ kiện Biển Đông của Philippines. Ảnh: Đa Chiều.

Có quan điểm nghi ngờ các quy định của Phụ lục VII tồn tại một số điểm "không hợp lý" như cho phép trong vụ kiện có thể vắng mặt một bên tranh chấp, không được chống lại phán quyết của Tòa trọng tài.

Nhưng, bất kể những nghi ngờ này có tính "hợp lý" thế nào, đối với các nước ký kết UNCLOS, những cơ chế và thủ tục trọng tài này đã được các bên đồng ý bằng giấy trắng mực đen. Trung Quốc đã thua cuộc rõ ràng.

Thậm chí, không thể nói rằng UNCLOS là một công ước do phương Tây áp đặt cho Trung Quốc. Công ước là kết quả thỏa hiệp của các bên, là thành quả nhiều năm đàm phán. Nó phản ánh nhiều hơn lợi ích của các nước đang phát triển, chứ không phải lợi ích của các cường quốc biển phương Tây. Đây là một sự thực cơ bản với tất cả các nước.

Điều này có nghĩa là, là một nước thành viên của UNCLOS, nếu Trung Quốc lấy những thứ "không hợp lý" của nó để làm lý do "không tham gia" thì không khỏi là đã quá muộn. Thực ra, căn cứ vào UNCLOS, do kiện lên Tòa trọng tài có thể tiến hành đơn phương, vì vậy không ra tòa không chỉ không thể làm giảm tính hợp pháp của Tòa trọng tài, trái lại còn đem quyền lợi "dâng cho người khác".

Hơn nữa, một lý do mà Trung Quốc luôn phản đối tham gia vụ kiện là cho rằng chỉ cần sau khi đã tham gia thì phải chấp nhận phán quyết cuối cùng. Quan điểm nay thực ra cũng là thiếu nhận thức đối với chi tiết kỹ thuật của UNCLOS.

Căn cứ vào quy định của UNCLOS, bất kể bên tranh chấp có tham gia hay không, có tham gia vào toàn bộ quá trình hay không thì phán quyết đều có tính xác định và tính ràng buộc.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.