Có gì trong cuộc tập trận Nga - Trung trên Biển Đông?
Friday, September 16, 2016 10:54 AM GMT+7
Đất Việt - Ý nghĩa quân sự của cuộc tập trận Trung – Nga không lớn bằng ý nghĩa chính trị. Nga và Trung Quốc đã gần nhau hơn.

Diễn tập quân sự "hợp tác biển" Trung-Nga tổ chức hàng năm kể từ năm 2012. Trong năm 2012, họ đã được tổ chức tại vùng biển Hoàng Hải gần thành phố Thanh Đảo, trong năm 2013 - trong vùng biển Nhật Bản gần Vladivostok, trong năm 2014 - tại Biển Đông Trung Quốc ở phía đông của cửa sông Dương Tử, trong năm 2015, tập trận đã được tổ chức trong hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên đã diễn ra trong vùng biển Địa Trung Hải, thứ hai - trong các vùng biển của vùng biển Nhật Bản gần Vladivostok.

Và ngày 12-19/9 tại vùng biển phía đông của thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, cuộc tập trận chung "Hợp tác biển năm 2016" đã diễn ra.

Co gi trong cuoc tap tran Trung-Nga tren Bien Dong?
Sỹ quan Chỉ huy-Tham mưu Hải quân Trung-Nga nhận mệnh lệnh mở màn cuộc tập trận “Hợp tác biển – 2016”

Lực lượng tham gia tập trận về Hải quân Nga đã điều 3 tàu mặt nước (2 khu trục săn ngầm,1 đổ bộ), 2 tàu tiếp tế, 2 máy bay trực thăng, 96 lính thủy đánh bộ cùng các thiết bị bọc thép đổ bộ.

Hải quân Trung Quốc (PLAN), gồm 10 tàu, trong đó có các tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu tiếp tế và tàu ngầm, cùng 11 máy bay có cánh cố định, 8 máy bay trực thăng và 160 lính thủy đánh bộ.

Đây là một cuộc tập trận diễn ra hàng năm, tuy nhiên, lần này diễn ra trong một khu vực nhạy cảm, có mối quan hệ với Nga, Trung Quốc nhạy cảm nên được rất nhiều quan tâm theo dõi.

Cuộc tập trận được tổ chức theo tính đối kháng: quân đỏ (liên quân Nga-Trung) và quân xanh là một số đơn vị của PLAN. Ý đồ tác chiến của quân đỏ và quân xanh được bí mật, độc lập với nhau. Bộ Tổng tham mưu sẽ kết luận cuối cùng chỉ sau khi đánh giá các dữ liệu trên cả hai bên.

Như vậy có thể nói tình huống đề ra trong các bài tập có tính thực chiến rất cao. Tổ chức tập trận với tình huống kiểu dạng này không hiếm đối với quân đội một quốc gia nhưng với đa quốc gia như Nga-Trung thì đây là lần đầu tiên. Vậy lợi hại của tình huống tập trận kiểu này như nào?

Rõ ràng, đây không chỉ là bài tập mà là cuộc thi đánh giá về trình độ Chỉ huy tham mưu tác chiến bởi kế hoạch tác chiến, tổ chức thực hiện, các mưu kế xử lý tình huống bất ngờ…của sỹ quan chỉ huy chiến dịch đôi bên, đồng thời đánh giá về tính năng kỹ chiến thuật của vũ khí trang bị.

Trong một quốc gia thì kết quả chấm điểm thi là phản ánh đúng thực tế, nhưng khi có yếu tố nước ngoài tham gia như Nga tại cuộc tập trận này, thì rất khó để có kết quả đúng thực tế…

Căn cứ vào lực lượng tham gia diễn tập thì rõ ràng là có 2 nội dung quan trọng là săn ngầm và đổ bộ đường biển. Chúng ta không quan tâm đến đổ bộ đường biển mà chỉ quan tâm đến tác chiến chống ngầm trong bài thi để biết được kết quả có sát thực hay không

Nga và Trung Quốc không phải là một liên minh quân sự như NATO. Trong NATO là vừa do Mỹ chỉ huy và mọi vũ khí trang bị được chuẩn hóa kiểu Mỹ, huống chi Nga và Trung Quốc không có được như vậy về cả 2, chỉ huy và vũ khí trang bị.

Trong khi đó, năng lực và khả năng tấn công, phòng thủ của quân đội là tuyệt mật của quốc gia, nó ảnh hưởng lớn đến an ninh quốc gia. Cho nên không một quốc gia nào muốn cho quốc gia khác biết năng lực thật sự của mình ngoài “hỏa lực mồm” để răn đe nhau.

Liệu Nga có cung cấp toàn bộ dữ liệu tác chiến của 2 khu trục săn ngầm của họ về quân xanh (là tàu ngầm Trung Quốc) cho “Hội đồng chấm thi” đánh giá kết quả?

Sẽ có nhưng chắc chắn Nga sẽ giữ lại những gì cần thiết. Người Nga chấp nhận đánh giá kết quả yếu kém của tàu khu trục săn ngầm của họ hơn là được PLAN đánh giá cao, rằng, họ biết hết về tàu ngầm Trung Quốc.

Tuy nhiên cũng phải công nhận rằng, việc Nga-Trung Quốc có một cuộc tập trận “chưa từng có trong lịch sử tình huống bài tập kiểu này tại Trung Quốc” (Nhân dân Nhật báo) đã chứng tỏ ý nghĩa chính trị của cuộc tập trận cao hơn nhiều ý nghĩa quân sự thu được.

Không có một hoạt động nào trong quan hệ quốc tế để đánh giá sự thân thiện của 2 quốc gia bằng hoạt động quân sự. Nga và Trung Quốc đã tiến một bước gần nhau hơn thông qua cuộc tập trận này là không thể phủ nhận.

Việc Nga, Trung Quốc xích lại gần nhau là tất yếu khách quan khi Mỹ đã coi Nga, Trung Quốc như kẻ thù, khi Mỹ muốn tỏ rõ sức mạnh và vị thế một cường quốc bá chủ toàn cầu để đè bẹp các địch thủ.

Đã hết rồi thế giới đơn cực, thế giới ngày nay là đa cực kể từ khi Crimea về nước Nga như tuyên bố của tổng thống Nga Putin lúc đó.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.