Quy hoạch không gian biển Việt Nam đến năm 2035
18 Tháng Mười Một 2016 6:28 SA GMT+7
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam đến năm 2035 và kế hoạch thực hiện 2017 - 2025 nhằm hoạch định và điều phối hoạt động phát triển bền vững kinh tế - xã hội biển, đảo một cách hiệu quả.

Định hướng quy hoạch không gian biển

Khác với các loại quy hoạch khác, Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam là loại quy hoạch định hướng, tập trung vào đối tượng chung là tài nguyên và môi trường biển, chú trọng đến giá trị của các hệ sinh thái biển và sự hợp lý về nhu cầu khai thác, sử dụng biển của các ngành. Hầu hết các vùng đều là vùng sử dụng đa mục tiêu, song với các mức độ ưu tiên khác nhau đối với mỗi loại hình hoạt động.

Theo cách tiếp cận này, Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam được xây dựng dựa theo Điều 44 của Luật Biển Việt Nam, Luật Tài nguyên và môi trường biển và hải đảo Việt Nam; các văn bản pháp luật liên quan khác sẽ dựa trên 3 nhóm tiêu chí chính để phân các vùng biển. Đó là nhóm tiêu chí về bảo vệ, bảo tồn có các sinh cảnh, hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, bãi triều, cửa sông, đầm phá, vũng, vịnh, đảo, cùng với các khu bảo tồn biển, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, có giá trị tự nhiên, sinh thái và đa dạng sinh học. Nhóm tiêu chí về phát triển kinh tế có ưu thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và vị thế để phát triển các ngành kinh tế biển như dịch vụ cảng, đường thủy, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, phát triển năng lượng, công nghiệp ven bờ… Nhóm tiêu chí về quốc phòng, an ninh có vị trí chiến lược và nhu cầu bảo vệ chủ quyền, an ninh, an toàn trên biển.

Quy hoạch sử dụng biển hay quy hoạch không gian biển là một công cụ mới trong quản lý biển. Do đó, để xây dựng quy hoạch này, các nhà quản lý, khoa học đã dày công tìm hiểu, học hỏi quy hoạch thuộc loại này từ các nước trong khu vực và thế giới. Một số phương pháp của quốc tế đã được đề xuất, lần đầu áp dụng vào điều kiện Việt Nam. Các phương pháp chính được sử dụng phục vụ quy hoạch bao gồm phân vùng chức năng biển, theo giá trị sinh thái, tài nguyên và nhu cầu sử dụng bảo vệ, bảo tồn các vùng biển.

Điều phối vùng phát triển, tránh mâu thuẫn

Với chức năng và vị trí rất đặc biệt của quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển Việt Nam nên quy hoạch này sẽ được xây dựng dựa trên các phân tích đánh giá về điều kiện, tự nhiên, môi trường, sinh thái biển, định hướng chính sách và các hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý biển, bối cảnh khu vực và thế giới và các kinh nghiệm của thế giới trong quy hoạch sử dụng biển.

Đây không chỉ là một quy hoạch dựa trên tổng hợp, phân tích đánh giá của tất cả các ngành kinh tế có liên quan đến biển, khu vực biển, mà còn dựa vào những đặc điểm tự nhiên vùng để đề xuất việc điều phối phát triển hoặc hạn chế một loại hoạt động kinh tế, xã hội nào đó.

Chính vì vậy, quy hoạch này sẽ tác động và liên quan đến những loại văn bản pháp luật quản lý, sử dụng biển Việt Nam ở một số phạm vi cụ thể như quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và của các tỉnh, thành phố có biển; quy hoạch các ngành kinh tế biển (du lịch, thủy sản, dầu khí, hàng hải), quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam; quy hoạch khu bảo tồn biển, quy hoạch bảo vệ môi trường, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; định hướng quốc phòng, an ninh trên Biển Đông.

Trên cơ sở phân vùng, đồng thời theo giá trị tài nguyên, sinh thái và nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu thiết lập các vùng quốc phòng, an ninh trên biển và việc xử lý các vùng chồng lấn bằng cách xác định mức độ ưu tiên của các hoạt động sử dụng biển như quốc phòng an ninh; bảo tồn tự nhiên; bảo vệ sinh cảnh; phát triển du lịch; khai thác dầu khí; đánh bắt, nuôi trồng hải sản và các hoạt động khác.

Biển Việt Nam được đề xuất quy hoạch thành 6 loại vùng, bao gồm vùng sử dụng đặc biệt; vùng ven bờ chú trọng bảo tồn và phát triển mạnh kinh tế tổng hợp; vùng ven bờ phát triển kinh tế tổng hợp kết hợp bảo tồn; vùng ưu tiên khai thác dầu khí; vùng ưu tiên khai thác hải sản; vùng cho các hoạt động sử dụng khác. Mỗi loại vùng được định nghĩa, có tiêu chí phân loại, chính sách sử dụng với các hoạt động được phép, không được phép và hạn chế các loại hoạt động khai thác, phát triển kinh tế - xã hội khác nhau để đạt mục tiêu tới năm 2025, giảm thiểu mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng tài nguyên, không gian vùng bờ, góp phần bảo vệ môi trường, làm cơ sở để các Sở, ban, ngành, địa phương có biển điều chính các quy hoạch, kế hoạch liên quan.

Sử dụng hợp lý các vùng sử dụng đặc biệt, phục vụ quốc phòng, an ninh trên biển, đồng thời, hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên và môi trường biển. Góp phần tăng cường công tác bảo tồn, bảo vệ biển Việt Nam, nhằm duy trì chức năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ sinh thái của biển. Đặc biệt, có được quy hoạch phát triển các ngành kinh tế biển phù hợp, hài hòa giữa các ngành và đáp ứng nhu cầu bảo vệ giá trị sinh thái, môi trường biển.

Để làm được điều này, rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, các bộ, ngành cho rằng, cần thiết phải thiết lập và đẩy mạnh cơ chế điều phối đa ngành trong quản lý biển, đảo được thiết lập và hoạt động có hiệu quả ở cấp Trung ương và địa phương ở các tỉnh, thành phố có biển. Đồng thời, cũng phải xây dựng được cơ chế phối hợp liên ngành hỗ trợ hoạt động cấp phép, giám sát và chế tài xử lý vi phạm trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển được thiết lập và hoạt động có hiệu quả.

Đặc biệt là phải có Hệ thống kiểm soát và xử lý sự cố môi trường biển quốc gia được thiết lập và hoạt động hiệu quả. Với sự đóng góp sát thực của các địa phương, cơ quan Trung ương và sự đồng thuận vì mục đích phát triển bền vững kinh tế biển, đảo, Quy hoạch sử dụng biển Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng và hoàn thiện, thực thi trong thời gian gần nhất.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.