Chiến thuật tinh vi của Trung Quốc ở Biển Đông
Wednesday, August 07, 2019 8:57 PM GMT+7
Với tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã và đang sử dụng nhiều chiến thuật tinh vi ngày càng trở nên nguy hiểm.

Thời gian qua, Trung Quốc một mặt đánh lạc hướng dư luận bằng những tuyên bố như Biển Đông “nhìn chung ổn định” hay “hành động vì mục đích dân sự, phòng vệ”, một mặt lại tiến hành hàng loạt hành vi phi pháp, gây căng thẳng và phức tạp tình hình. Trong chiến lược dài hơi mà giới chuyên gia gọi là “vùng xám”, Trung Quốc đang tận dụng sự mập mờ, từ từ và có kiểm soát để mưu đồ chiếm trọn Biển Đông.

Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của VN bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp, biến nơi đây thành căn cứ quân sự
/// Ảnh chụp màn hình SCMP

Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa của VN bị Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng thành đảo nhân tạo phi pháp, biến nơi đây thành căn cứ quân sự. Ảnh chụp màn hình SCMP

Chiến thuật bắp cải

Giống như bắp cải, Trung Quốc xây dựng nhiều lớp lực lượng tham gia vào các hành động phi pháp ở Biển Đông. Từ năm 2013, tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung từng nhắc đến chiến thuật bắp cải mà nước này sử dụng ở các vùng biển tranh chấp. Theo đó, Trung Quốc triển khai rất nhiều tàu với 3 lớp khác nhau gồm tàu cá, dân quân biển, tiếp đến là các tàu ngư chính, hải giám, cảnh sát biển và ngoài cùng là các tàu chiến của hải quân.

Theo tờ The New York Times, các lớp tàu được tổ chức như các lớp bắp cải, bủa vây các bãi cạn hay đảo chìm với một bán kính rất rộng để ngăn cản tàu của các nước có tuyên bố chủ quyền khác. Các lực lượng tưởng như vô hại và không cần quá cảnh giác thực chất lại đang là công cụ quan trọng trong chiến lược của Trung Quốc.

Thâm sâu hơn, Trung Quốc còn dùng chiến thuật này để cắt đứt con đường tiếp viện nhu yếu phẩm cho các binh lính đồn trú trên các đảo đá, bãi cạn hay đảo chìm. Ông Trương từng ngang ngược tuyên bố trên truyền hình Trung Quốc: “Đối với những hòn đảo nhỏ, chỉ một vài binh lính có thể đóng trú nhưng không có thực phẩm hay thậm chí là nước uống ở đó. Nếu chúng ta áp dụng chiến lược “bắp cải”, họ sẽ không thể đưa lương thực và nước uống lên đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong một đến hai tuần, các binh lính sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại”.

Theo tờ Philstar, các hành động của Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough vào năm 2012 là một ví dụ rõ ràng về chiến thuật bắp cải nguy hiểm của Bắc Kinh.

Cắt lát xúc xích

Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, Giáo sư Alexander Vuving (Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) đánh giá, với chiến thuật “cắt lát xúc xích”, Trung Quốc không đi quá nhanh nhằm tránh gây ra sự phản ứng mạnh mẽ, nhưng vẫn duy trì các bước đi ở một tốc độ vừa phải trên Biển Đông.

Trung Quốc ngang ngược vi phạm luật pháp quốc tế, gây phức tạp tình hình nhưng không phải dồn lực lật bài ngửa một lần, mà từng bước từng bước một. Trong khoảng thời gian 2013 - 2015, Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo phi pháp, sau đó âm thầm tiến hành các hoạt động xây dựng cơ sở, công trình rồi triển khai vũ khí, khí tài quân sự. Đây rõ ràng là hành vi quân sự hóa, là sự mưu tính thay đổi hiện trạng thành sự đã rồi trên Biển Đông.

Ông Vuving phân tích: “Một chủ trương lớn trong chiến lược này là biến các vị trí chiếm đóng thành căn cứ hậu cần và quân sự tiền phương, tạo bàn đạp cho các phương tiện như máy bay, tàu chiến, tàu ngầm của Trung Quốc tỏa ra thống lĩnh vùng trời và vùng biển ở Biển Đông”. Theo chuyên gia này, trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc có thể tiến đến giai đoạn từ các bàn đạp trên các đảo chiếm đóng ở Hoàng Sa và Trường Sa, Bắc Kinh có thể phản ứng tức thời và áp đảo lực lượng của bất kỳ nước nào khác trên mọi khu vực ở Biển Đông.

Ngoài ra, việc ngang nhiên vi phạm quyền lợi của các nước ven bờ và lấy cớ thực thi yêu sách phi lý như đường lưỡi bò cũng được Trung Quốc thực hiện. Các chuyên gia cho rằng những hành động đó đều nằm trong lát cắt xúc xích, dù bị cộng đồng quốc tế lên án nhưng Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện để mưu đồ kiểm soát Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc

Tại cuộc gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Tokyo hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bày tỏ lo ngại về Trung Quốc khi nước này tiếp tục gây bất ổn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. “Những hành động hung hăng về quân sự và chiến lược kinh tế trấn lột có tính toán của họ vi phạm trật tự dựa trên quy tắc quốc tế mà chúng tôi đang cố gắng giữ gìn”, Kyodo News dẫn lời ông Esper nhấn mạnh.

Trong cuộc gặp sau đó với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Takeshi Iwaya, ông Esper tiếp tục tố cáo Trung Quốc đang hành xử trái với luật pháp quốc tế và quy định về tự do hàng hải, cưỡng ép các nước láng giềng tham gia các hoạt động phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh. Ông Esper kêu gọi sự hợp tác của Nhật Bản nhằm thuyết phục Trung Quốc dành sự tôn trọng chính đáng cho các nước láng giềng cũng như những quy tắc, giá trị quốc tế.

Theo thanhnien.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.