Khía cạnh địa kinh tế trong yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Thursday, September 12, 2019 9:34 PM GMT+7
TGVN. Giảng viên Khoa quan hệ quốc tế Đại học Gautam Buddha (Ấn Độ) trả lời câu hỏi tại sao Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông.

Khi đề cập đến vấn đề Trung Quốc tự coi mình là quốc gia trung tâm như thế nào, bà Aayushi Ketkar, Giảng viên Khoa quan hệ quốc tế Đại học Gautam Buddha (Ấn Độ) đã nhắc lại một nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, theo đó, lợi ích quốc gia được xác định bởi quyền lực. Đó là nguyên tắc quan trọng để lý giải tại sao các quốc gia lại hành động theo cách họ đang làm.

khia canh dia kinh te trong yeu sach cua trung quoc o bien dong

Khía cạnh địa kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cách Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông. (Ảnh minh họa, Nguồn: JC)

Phát biểu tại một hội thảo về Biển Đông mới đây do Quỹ hàng hải quốc gia (NMF) Ấn Độ tổ chức, bà Ketkar nhấn mạnh, mỗi quốc gia đều đang tìm cách mở rộng tối đa quyền lực của mình, đặc biệt là những nước có tham vọng trở thành cường quốc. Đối với những nước này, lợi ích là tối thượng.

Theo một cuộc khảo sát năm 2017, mỗi năm có lượng hàng hóa trị giá 4.000 tỷ USD được vận chuyển qua Biển Đông, tương đương 21% thương mại toàn cầu. Khía cạnh địa kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong cách Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Hơn 80% nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc và gần 40% tổng lượng thương mại của nước này đi qua Biển Đông. Đây là những số liệu quan trọng giúp trả lời câu hỏi tại sao Trung Quốc muốn kiểm soát vùng biển này. Bồi đắp đảo rồi cản trở tự do đi lại, nay Bắc Kinh tiếp tục chú trọng vào địa kinh tế và tiếp cận Ấn Độ Dương.

Đối với Trung Quốc, Biển Đông là cửa ngõ truyền thống dẫn đến các vùng biển trên thế giới. Ấn Độ Dương sẽ là nơi mà hầu hết các hoạt động diễn ra trong tương lai, không chỉ về kinh tế mà cả chính trị.

Bà Ketkar nhận định, các hành vi của Trung Quốc hiện nay ở Biển Đông không chỉ cản trở tự do đi lại mà còn làm ảnh hưởng đến nhiều yếu tố quan trọng khác. Một trong số đó là địa kinh tế: "Khu vực Biển Đông đóng vai trò hết sức trọng yếu đối với an ninh năng lượng trong hiện tại và tương lai. Tôi đánh giá cao lập trường hết sức kiên định của Việt Nam như là một trong số ít các quốc gia đương đầu và ngăn chặn hành vi của Trung Quốc. Đối phó với Bắc Kinh, việc thiết lập một trật tự dựa trên luật lệ là điều mà các nước như Việt Nam và Ấn Độ cần phải nhấn mạnh. Vì nếu chúng ta không làm được thì không một nước nào khác có thể làm được".

Trung Quốc tự xem mình như là nhân tố mang lại sự ổn định chứ không phải là mối đe dọa. Trung Quốc muốn thiết lập một thế giới lưỡng cực hoặc có thể là đa cực, nhưng lại muốn một châu Á đơn cực. Và đây là điều quan trọng đối với Ấn Độ và Việt Nam, trong việc làm cách nào để Ấn Độ và Việt Nam có thể đối phó với Trung Quốc không chỉ ở Biển Đông mà cả ở những nơi khác.

Liên quan đến đến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc, bà Ketkar cho rằng, Ấn Độ có thể học được nhiều điều từ Việt Nam. Bà khẳng định Việt Nam có tinh thần dân tộc tuyệt vời. Điều này đã được chứng minh trong quá khứ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ và cả ngày nay.

Đánh giá về vai trò của Ấn Độ trong khu vực, bà Ketkar cho rằng, chuyến thăm của Thủ tướng Narendra Modi đến Nga dự Diễn đàn kinh tế phương Đông vừa qua là chỉ dấu rõ ràng về hướng đi của New Delhi. Động thái này cho thấy, Ấn Độ không ngồi yên và quan sát. Tuyến vận tải biển do Nga và Ấn Độ nhất trí mở ra nối cảng Vladivostok, viễn Đông Nga tới cảng Chennai miền Đông Ấn Độ cho thấy Delhi đang thể hiện vai trò là người chơi chủ chốt trong khu vực và cũng là người bảo vệ tự nhiên của khu vực Ấn Độ Dương. Và tất nhiên, những cuộc tập trận mà Ấn Độ tiến hành với Singapore và nhiều nước Đông Nam Á khác là dấu hiệu nữa cho thấy, Ấn Độ sẽ đóng một vai trò then chốt không chỉ ở Biển Đông mà cả khu vực Ấn Độ Dương.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.