Nga biết điều Mỹ sợ nhất trên Trái Đất
27 Tháng Mười Một 2019 12:56 SA GMT+7
Việc ngày càng có nhiều quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ là ác mộng mà ngay trong giấc mơ khủng khiếp nhất Mỹ cũng không hình dung được.

Trang Politros của Nga vừa đăng ý kiến của nhà bình luận quân sự Viktor Baranets khẳng định ông biết điều mà người Mỹ đang lo sợ nhất trên hành tinh hiện nay. Theo ông, đó chính là việc ngày càng có nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân, tương tự như Iran hay Triều Tiên.

Chuyên gia Baranets nói: “Mỹ, với tư cách là lãnh đạo của NATO, cùng với ban lãnh đạo của liên minh Bắc Đại Tây Dương này sợ nhất là sự xuất hiện của các cường quốc hạt nhân trên Trái Đất, và họ đang cố gắng làm tất cả để các nước như vậy không xuất hiện. Không cần phải lấy ví dụ ở đâu xa xôi. Đó là Triều Tiên, là Iran, những nước mà Mỹ đang tiến hành một cuộc chiến quyết liệt để chống lại, cố gắng để những nước này không thể sở hữu "thanh kiếm hạt nhân".

Nga biet dieu My so nhat tren Trai Dat

Bài báo phỏng vấn chuyên gia V. Baranets đăng tải trên tờ Politros.

Ông Baranets nhắc thêm rằng một nước Ukraine dưới sự kiểm soát của ban lãnh đạo thân phương Tây như hiện nay sẽ không bao giờ được sở hữu vũ khí hạt nhân vì điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền. Các quốc gia châu Âu khác có thể cũng tuyên bố muốn có “thanh kiếm hạt nhân”.

Chuyên gia Nga nói: “Tôi hoàn toàn chắc chắn rằng có nhiều lý do khác khiến Mỹ và NATO sẽ phản đối một cách rõ ràng việc Ukraine có được một quả bom nguyên tử. Rốt cuộc, một phản ứng dây chuyền có thể bắt đầu: các quốc gia châu Âu khác sẽ tuyên bố mong muốn nhận được vũ khí hạt nhân. Và khi đó sẽ xảy ra điều gì đó mà thậm chí trong giấc mơ tồi tệ nhất Mỹ cũng không thể hình dung được”.

Bên cạnh đó, nhà bình luận quân sự người Nga hy vọng rằng trong tương lai cộng đồng quốc tế sẽ trở lại một giải pháp hữu ích cho vấn đề kiểm soát hạt nhân. Theo ông, hiện tại, tất cả các hiệp ước chủ yếu (về kiểm soát vũ khí-PV) đã bị một nước Mỹ yếm thế hủy hoại.

Ông nói: “Mỹ đang làm tất cả để cắt giảm số lượng quốc gia có vũ khí hạt nhân. Về lâu dài, tôi nghĩ rằng, sau giai đoạn ảo tưởng về hạt nhân, chạy đua vũ trang và rút khỏi hàng loạt hiệp ước, trong đó có hiệp ước kiềm chế cuộc chạy đua hạt nhân-tên lửa, sẽ đến lúc thế giới phải nhất trí rằng cần chấm dứt tạo điều kiện làm nảy sinh các quốc gia hạt nhân”.

Theo chuyên gia Baranets, hiện các bên vẫn nói về 12 quốc gia trên thế giới nằm trong “câu lạc bộ hạt nhân”, tức là sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng con số trên thực tế còn lớn hơn. Ông dẫn ra một ví dụ điển hình là việc Mỹ “nhắm mắt” trước việc Israel sở hữu bom hạt nhân”.

Lỗi tại ai?

Hiện nay, giới phân tích quốc tế dường như cũng nhất trí quan điểm với nhà bình luận Nga về một giai đoạn “ảo tưởng hạt nhân” sau những thành công nhất định về kiểm soát loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này.

Chỉ cách đây 4 năm, vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân đã đạt được những bước tiến lớn. Các kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga đã được cắt giảm đáng kể từ thời Chiến tranh Lạnh.

Nga biet dieu My so nhat tren Trai Dat

Mỹ tiến hành thử tên lửa tầm trung chỉ hai tuần sau khi đơn phương hủy bỏ INF.

Những tiến bộ trong thế hệ qua không chỉ giới hạn ở Mỹ và Nga. Libya được thuyết phục từ bỏ tham vọng hạt nhân, Israel cản trợ sự phát triển hạt nhân của Iraq và Syria, và Nam Phi quyết định từ bỏ kho hạt nhân nhỏ của mình.

Iran đã ký Kế hoạch Hành động chung Toàn diện (JCPOA), vốn kiềm chế khả năng của nước này có những điều kiện cần thiết để phát triển vũ khí hạt nhân. Vấn đề hạt nhân Triều Tiên cũng có những chuyển động tích cực với các cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều và đàm phán cấp cao giữa hai bên.

Kể từ năm 1945, sau khi Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản, đã không có thêm bất kỳ vũ khí hạt nhân nào được sử dụng trong suốt 3/4 thế kỷ qua.

Tuy nhiên, mọi thứ dường như đang quay ngược 180 độ sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 sau khi họ kết luận rằng Nga đã vi phạm các điều khoản của INF. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) giữa hai nước cũng sắp hết hiệu lực (đầu năm 2021) mà chưa có dấu hiệu được gia hạn.

Mỹ cũng là nước đơn phương rút khỏi JCPOA, làm tăng nguy cơ rủi ro từ Iran. Hiệp định này, được ký kết năm 2015, là không hoàn hảo. Dù bị đánh giá là không hoàn hảo, song JCPOA đã đặt ra mức trần cho hoạt động hạt nhân của Iran và cho phép tiến hành các cuộc thanh sát quốc tế. Theo những thông tin thu thập được, Iran đã tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận.

Phản ứng trước việc Mỹ đơn phương phá bỏ JCPOA và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt, Iran đã bắt đầu một quá trình chậm nhưng chắc để thoát khỏi những giới hạn của thỏa thuận này. Điều này làm gia tăng nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công phủ đầu của Mỹ hoặc Israel nhằm phá hủy một phần quan trọng của chương trình hạt nhân Iran.

Theo giới chuyên gia, một cuộc tấn công như vậy có thể khiến một số cường quốc khác trong khu vực, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Ai Cập phát triển hoặc tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân của riêng họ. Thổ Nhĩ Kỳ, ngày càng rời xa các đồng minh, đã gợi ý rằng họ có thể lựa chọn phát triển vũ khí hạt nhân bất luận Iran làm gì.

Nga biet dieu My so nhat tren Trai Dat

Triều Tiên có tin vào cam kết của Mỹ để từ bỏ vũ khí hạt nhân?

Trong khi đó, Triều Tiên được đánh giá là vượt xa Iran với việc sở hữu nhiều tên lửa và thậm chí là vũ khí hạt nhân. Triều Tiên cũng đã thử một số tên lửa có thể bắn tới Mỹ và đang phát triển những vũ khí hạt nhân phóng từ tàu ngầm.

Giới phân tích cho rằng, trong vài năm tới, Triều Tiên có thể sở hữu một kho vũ khí đáng kể và có thể gây ra một mối đe dọa lớn với Mỹ. Ngoài ra, các nước láng giềng của Triều Tiên, bao gồm Hàn Quốc và Nhật Bản, sẽ xác định rằng họ cũng cần phải có vũ khí hạt nhân để đối phó với mối đe dọa Triều Tiên trong bối cảnh niềm tin của họ dựa vào khả năng bảo vệ của Mỹ suy giảm.

Ấn Độ và Pakistan cũng nằm trong “câu lạc bộ hạt nhân” và có có lịch sử xung đột lâu dài. Các hành động hoặc sự cố vượt tầm kiểm soát đều dẫn tới nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột và không loại trử khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân giữa hai quốc gia Nam Á này.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, mối nguy hiểm ở đây là một cuộc chạy đua sở hữu vũ khí hạt nhân có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh phòng ngừa. Ngay cả khi tránh được một cuộc chiến như vậy, sự hiện diện của nhiều kho vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng sự cám dỗ của một hay nhiều nước tiến hành tấn công phủ đầu trong một cuộc khủng hoảng.

Cách đây 60 năm, John F. Kennedy dự đoán rằng có tới 20 quốc gia có thể sở hữu vũ khí hạt nhân vào cuối năm 1964. Con số này đã được khống chế, trong đó một phần nhờ vào Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 cũng như những nỗ lực ngăn chặn xuất khẩu các công nghệ quan trọng, kiểm soát vũ khí, các lệnh trừng phạt và sức mạnh đồng minh, làm giảm nhu cầu tự lực của các nước.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về công nghệ, những hành động đơn phương như của Mỹ có thể đẩy thế giới vào một thời kỳ mới đầy nguy hiểm. Giới phân tích quốc tế cảnh báo, cạnh tranh hạt nhân hoặc thậm chí sử dụng vũ khí hạt nhân một lần nữa có thể trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định toàn cầu.

Theo baodatviet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.