Mối quan hệ kỳ lạ giữa Albania và Liên Xô cùng nhân tố Trung Quốc
26 Tháng Hai 2020 7:15 CH GMT+7
VOV.VN - Quốc gia Albania ở vùng Balkan có một mối quan hệ kỳ lạ với Liên Xô. Từ chỗ nồng ấm với Liên Xô, Albania chuyển dần sang tự cô lập bản thân hoàn toàn.

Vào cuối thập niên 1950, Joseph Stalin đã qua đời và ông Nikita Khrushev lên thay làm lãnh tụ Liên Xô. Cũng từ đây, ảnh hưởng về tư tưởng của Stalin giảm dần không chỉ ở Liên Xô mà còn trong khối Đông Âu XHCN. Tuy nhiên trong bối cảnh đó vẫn có một quốc gia ở châu Âu trung thành với các quan điểm của cố lãnh tụ Stalin. Nước đó là Albania.

Mối quan hệ tâm giao Albania-Liên Xô

Đại sứ Liên Xô tại Albania giai đoạn 1945-1952, Dmitry Chuvakhin, đã nói như sau về Albania: “Đây là đồng minh trung thành và đáng tin cậy nhất của chúng tôi”. Thời kỳ đó, dường như không có gì có thể ngăn cách Liên Xô với Albania.

Thú vị thay, không phải Hồng quân Liên Xô mà là các đơn vị thuộc “Quân giải phóng Nhân dân Nam Tư” đã giải phóng quốc gia nhỏ ở vùng Balkan này trong Thế chiến 2.

moi quan he ky la giua albania va lien xo cung nhan to trung quoc hinh 1

Lãnh tụ Liên Xô Stalin và lãnh tụ Albania Hoxha trên nền quốc kỳ Albania XHCN. Ảnh: AP, Hasonlo.

Thế nhưng Albania đã coi Liên Xô là những người giải phóng thực sự của mình, bởi lẽ theo nhà lãnh đạo Albania Enver Hoxha thì “thắng lợi của Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại và các viện trợ thời hậu chiến cho Albania là các nhân tố quyết định chiến thắng của chúng tôi”.

Chương trình viện trợ cho nước Albania là rất lớn. Liên Xô đã gửi nào là ngũ cốc, thiết bị, rồi vũ khí và chuyên gia tới Albania bé nhỏ. Liên Xô giúp Albania xây dựng nhà máy, đồng thời cung cấp cho nước này các khoản vay rất ưu đãi.

Kết quả là, Moscow đã thu được ảnh hưởng lớn lao lên toàn bộ các chính sách đối nội và đối ngoại của Tirana (Tirana là thủ đô của Albania – ND). Ảnh hưởng này lớn đến mức, khi Stalin mâu thuẫn với lãnh tụ Nam Tư Josip Broz Tito vào năm 1948, nhà lãnh đạo Hoxha của Albania đã ngay lập tức đứng về phía Moscow và bỏ mặc mối quan hệ với nước láng giềng gần gũi nhất của mình.

Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên Kremlin rót thật nhiều tiền vào xứ Albania ở cách xa. Đằng sau sự đầu tư này là các tính toán địa chính trị. Bởi lẽ khi ấy quan hệ với Belgrade (thủ đô của Nam Tư – ND) đầy những hoài nghi nên chỉ có Tirana là mới có thể cung cấp cho Liên Xô sự tiếp cận trực tiếp với các biển Adriatic và Địa Trung Hải. Các chiến hạm Xô viết thường xuyên ghé các hải cảng Albania, các sĩ quan hải quân cấp cao của Liên Xô viếng thăm quốc gia nằm trên bán đảo Balkan này, và hai bên đã có cuộc đàm phán về việc thiết lập tại đây một căn cứ hải quân lâu dài dành cho hạm đội Xô viết.

Biến cố 1953

Tiếng chuông cảnh báo đầu tiên về quan hệ Liên Xô-Albania rung lên khi nhà lãnh đạo Stalin qua đời vào năm 1953. Ngay sau đó, ông Hoxha đã tới Moscow để thảo luận với ban lãnh đạo mới của Liên Xô về gói viện trợ cho Albania, nhưng Hoxha chỉ nhận được sự tiếp đón lạnh nhạt. Hầu hết các yêu cầu của Hoxha đã bị bác bỏ.

Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1956 đã trở thành lời cảnh tỉnh lớn đối với ban lãnh đạo Albania, vì tại Đại hội này, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đã thẳng thừng xét lại các quan điểm của Stalin. Quá trình phi Stalin hóa đã diễn ra không chỉ ở Liên Xô mà các nước trong tầm ảnh hưởng của siêu cường này.

Enver Hoxha – một hình ảnh Stalin thu nhỏ ở Albania, tất nhiên bắt đầu lo lắng về thực tế này.

Ngay sau đó đã xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị ở Albania. Đảng Lao động của Hoxha đã vấp phải sự chống đối của các chính trị gia nhận được cảm hứng từ bài diễn văn nổi tiếng của Khrushchev liên quan đến Stalin. Tuy nhiên Hoxha vẫn giành được chiến thắng và giữ được vị thế của mình.

Kể từ đó, Albania là nước cuối cùng ở châu Âu vẫn theo đuổi các chính sách của Stalin. Trong cuốn sách của mình xuất bản năm 1976, Hoxha ca ngợi Stalin như thế này: “Stalin biết cách phát động đấu tranh giai cấp. Ông ấy tấn công không thương tiếc các kẻ thù của CNXH. Ông là nhà mác xít xuất sắc, nhà cách mạng có tầm nhìn xa...”.

Albania cố duy trì quan hệ với Liên Xô trước khi ngả sang Trung Quốc

Hợp tác Albania-Liên Xô vẫn tiếp tục dù quan hệ song phương xấu đi trong suốt thập niên 1950 (Tirana khi ấy đặc biệt khó chịu về mối quan hệ hòa giải giữa Khrushchev và Tito). Năm 1955, Albania trở thành một trong các nước sáng lập ra Hiệp ước Warsaw (Vác-sa-va); năm 1958, Albania trao cho hạm đội Liên Xô quyền tiếp cận căn cứ hải quân ở Vlore.

Tuy nhiên, hai bên vẫn âm ỉ sự không hài lòng với nhau. Vào cuối thập niên 1950, Albania tái định hướng chính sách đối ngoại, hướng sang một đối tác khác, đó là Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc bắt đầu chảy vào Albania. Đáp lại, Bắc Kinh nhận được các dữ liệu giá trị từ cơ quan tình báo Albania, bao gồm mọi thứ từ hoạt động di chuyển của tàu Mỹ trên Thái Bình Dương cho tới các chi tiết về các cuộc thử nghiệm phòng thủ bờ biển của Đài Loan.

Tại một hội nghị các đại diện đảng cộng sản ở Moscow vào tháng 10/1960, các nhà lãnh đạo  Khrushchev và Hoxha đã chỉ trích nhau là từ bỏ lý tưởng cách mạng. Trong vài năm tiếp theo, hợp tác Albania-Liên Xô đã khựng lại.

Vào năm 1961, Liên Xô cắt viện trợ kinh tế cho Albania và rút chuyên gia về nước. Cùng năm đó, căn cứ hải quân Liên Xô ở Vlore bị đóng cửa. Hạm đội Xô viết rút đi vội vã và một số tàu ngầm vận hành bởi thủy thủ người Albania thậm chí phải bị bỏ lại.

Trong khi đó bên trong Albania, một số lực lượng muốn chống lại Hoxha và đảo ngược chính sách, duy trì quan hệ tốt đẹp với Liên Xô. Tuy nhiên cơ quan an ninh của Albania đã lật tẩy những người này, trong đó có tư lệnh hải quân Teme Sejko. Các thủ lĩnh của nhóm đối lập đã bị xử tử với cáo buộc hợp tác với tình báo Nam Tư và Hy Lạp.

Albania tự cô lập bản thân

Cùng năm 1961, Liên Xô triệu hồi các nhà ngoại giao của mình từ Tirana về và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Albania. Dưới áp lực của Moscow, các đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu cũng cắt giảm đại diện ngoại giao ở Albania.

Về phần mình, Albania rút khỏi Hội đồng Tương trợ Kinh tế (vào năm 1962) và Hiệp ước Warsaw (trên thực tế vào năm 1961 và chính thức vào năm 1968) mà chính họ góp phần tạo ra.

Năm 1975, Albania đánh mất nốt mối quan hệ với Trung Quốc – quốc gia bắt đầu bước vào quá trình chuyển đổi chính trị của riêng mình. Không còn đồng minh duy nhất này, Tirana rơi vào tình trạng cô lập hoàn toàn trong 15 năm, thời kỳ mà họ bị vây quanh bởi những quốc gia không ưa họ ở cả phe tư bản và phe XHCN.

Khi đó ban lãnh đạo Albania chỉ coi trọng quan hệ với 3 nước XHCN là Việt Nam, Triều Tiên, và Cuba. Chỉ có đại diện của 3 nước này được phép tới dự lễ tang của lãnh tụ Enver Hoxha vào năm 1985. Điện chia buồn của các lãnh đạo thế giới (bao gồm cả Tổng bí thư Liên Xô Gorbachev) đã bị trả lại cho người gửi.

Khi hệ thống XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Albania rơi vào tình trạng kinh tế hỗn loạn và xã hội đầy rẫy tội phạm có tổ chức. Chính khi đó Moscow và Tirana đã khôi phục lại quan hệ ngoại giao./.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.