Tranh chấp lãnh thổ, xung đột quân sự trên thế giới đang tác động đến thị trường dầu khí toàn cầu (Kỳ 3)
Sunday, July 12, 2020 7:38 PM GMT+7
Biển Đông là một cửa ngõ thương mại quan trọng trong việc vận chuyển thương mại của thế giới và do đó là một điểm nóng kinh tế và chiến lược quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương.

Kỳ 3: Trung Quốc làm phức tạp tình hình trên Biển Đông

Căng thẳng trên Biển Đông liên quan trực tiếp đến thị trường dầu khí toàn cầu.Thứ nhất là liên quan đến kiểm soát nguồn dầu mỏ và khí thiên nhiên được ước tính dồi dào tại vùng biển này.Biển Đông được ước tính có trữ lượng dầu khí lớn với hơn 5.380 tỷ m3 khí thiên nhiên và 11 tỷ thùng dầu. Theo Bộ ngoại giao Mỹ, tổng giá trị dầu khí chưa được khai thác tại Biển Đông là khoảng 2.500 tỷ USD và hiện có nhiều công ty Mỹ, phương Tây đang tham gia tìm kiếm thăm dò, phát triển các mỏ dầu khí tại vùng biển này. Thứ hai là tầm vai trò của sự ổn định trên Biển Đông đối với tuyến vận tải dầu khí chiến lược từ Trung Đông đến Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Tuyến đường vận tải quốc tế qua Biển Đông được coi là nhộn nhịp thứ hai trên thế giới. Mỗi ngày có trên 300 tàu vận tải các loại đi qua Biển Đông, bao gồm 200 tàu chở dầu, 50% số tàu này có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% có trọng tải trên 30.000 tấn. Tổng giá trị thương mại hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông đạt hơn 5.300 tỷ USD mỗi năm.

tranh chap lanh tho xung dot quan su tren the gioi dang tac dong den thi truong dau khi toan cau ky 3

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng và cải tạo bất hợp pháp. (Nguồn: Báo Việt Nam và Thế giới)

Trong bối cảnh Trung Quốc kiểm soát được sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong khi Mỹ và nhiều quốc gia khác lâm vào khủng hoảng đại dịch, tình hình an ninh ở khu vực Biển Đông diễn biến "nóng" theo chiều hướng xấu đi do những động thái leo thang căng thẳng, làm phức tạp tình hình từ phía Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó là căng thẳng leo thang toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây. Trong tuần từ 01-05/7/2020, Trung Quốc tổ chức tập trận quân sự tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Việt Nam và các nước trong khu vực. Phía Mỹ đã bày tỏ lo ngại đối với cuộc tập trận này. Trước đó (01/7), hải quân Mỹ đã điều tàu tuần tra USS Gabrielle Giffords xuất hiện ngay tại khu vực tàu khảo sát địa chất của Trung Quốc đang hoạt động dưới sự bảo vệ của một tàu hộ vệ tên lửa.

Giới chuyên gia quốc tế cho rằng, sự leo thang căng thẳng của Trung Quốc không chỉ diễn ra trên Biển Đông mà còn trên phạm vi toàn cầu, vấp phải phản ứng của nhiều quốc gia, nhất là Mỹ. Để thị uy với thế giới cũng như thể hiện sức mạnh và sự không khoan nhượng của mình trước Mỹ, Trung Quốc gia tăng hành động trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Tình hình an ninh Biển Đông trong tuần đầu tháng 7 xấu đi rõ rệt do Trung Quốc điều nhiều tàu hải quân, tàu hải cảnh, tàu dân binh và các tàu nghiên cứu địa chất ra Biển Đông, gần quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Tần suất bay trên Biển Đông của máy bay Trung Quốc dày đặc hơn và không loại trừ có một số tàu ngầm Trung Quốc đang hoạt động trên Biển Đông và các vùng nước lân cận.

Nhận xét và đánh giá

Vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á đã kéo dài nhiều năm với nhiều đợt leo thang, gây phức tạp tình hình và tiềm ẩn nguy cơ bất ổn tại vùng biển này. Tất cả các bên tham gia tranh chấp và phía Mỹ hiện chưa có hành động nào vượt quá ranh giới "đỏ" khiến tình hình trên Biển Đông rơi vào trạng thái mất kiểm soát. Tuy nhiên, những diễn biến làm xấu đi tình hình của phía Trung Quốc thời gian gần đây là rất đáng lo ngại đối với các nỗ lực giải quyết tranh chấp, đảm bảo hòa bình, ổn định và phát triển kinh tế bền vững trong khu vực, trong đó có lĩnh vực thương mại dầu khí.

Viễn Đông và Nhóm PV

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.