Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng năm 2012
Thursday, March 08, 2012 6:25 PM GMT+7
Đầu tuần này, Trung Quốc đã công bố việc tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 lên 11,2%. Ngay lập tức, Nhật Bản đã tỏ ra lo ngại về động thái này khi cho rằng chính sách quốc phòng mới của Trung quốc có thể sẽ tác động đến sự ổn định của khu vực.
Con số 11,2%

Tại kỳ họp thứ 5 Khóa XI Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, Người phát ngôn của kỳ họp này, ông Lý Triệu Tinh cho biết Trung Quốc sẽ tăng 11,2% ngân sách quốc phòng năm 2012, đạt mức 670 tỷ nhân dân tệ (NDT), tương đương 106,4 tỷ USD.

Lý giải động thái này, ông Lý Triệu Tinh cho biết quyết định tăng ngân sách quốc phòng được đưa ra trên cơ sở bảo vệ chủ quyền quốc gia, phục vụ lợi ích phát triển của Trung Quốc. Theo đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc từ năm 2008 đến nay tăng trung bình 14,5%/năm, chi tiêu tài chính tăng 20,3%/năm và chi phí quốc phòng tăng 13%/năm. Trước đó, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2011 là 602,6 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 1,28% GDP của nước này.

Có thể thấy rõ từ nhiều năm nay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng liên tục ở mức 2 con số, đây là mức tăng không nhỏ và chắc chắn nó còn được duy trì trong nhiều năm tới. Theo đánh giá chung của giới phân tích, gạt sang một bên việc tăng cường năng lực cho bộ máy quân sự quốc gia, có vẻ như Trung Quốc đang chuẩn bị cho một chiến lược quân sự mới. Trước hết là nhằm đối phó với các đối trọng lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ... Cùng với việc tuyên bố trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã và đang rót hàng chục tỷ USD cho ngân sách quốc phòng. Trong khi đó, các vụ thử tên lửa mới hiện đại liên tục trong thời gian gần đây của Ấn Độ, không khỏi khiến Trung Quốc lo ngại. Dẫu chưa đến mức hình thành một cuộc đua vũ trang, nhưng chắc chắn sự tăng cường sức mạnh quân sự của Ấn Độ, của Mỹ không khỏi làm Trung quốc sốt ruột. Và chuyện tăng ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh chắc chắn là một động thái nhằm "phòng xa” những nguy cơ có thể xảy ra với Trung Quốc.

Những lo ngại mới

Mặc dù Trung Quốc khẳng định việc tăng ngân sách quốc phòng chỉ mang tính phòng ngự, không đe dọa các quốc gia khác, song Nhật Bản là nước đầu tiên tuyên bố lo ngại về động thái này. Nhật Bản cho rằng chính sách của Trung Quốc không hoàn toàn minh bạch. Dư luận cho rằng, chi phí thực tế của Trung Quốc sẽ phải nhiều hơn 50% so với mức công bố vì Trung Quốc không kê khai những chi phí cho việc chế tạo vũ khí và mua sắm thiết bị quân sự từ nước ngoài. Trong khi đó, một số nước lại đặt dấu hỏi, Trung Quốc là quốc gia có vũ khí hạt nhân, việc không ngừng tăng chi cho quốc phòng chính là một động thái củng cố sức mạnh hạt nhân? Hiện tại, giới phân tích dự báo, những nghi kỵ sẽ khiến quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực thêm căng thẳng, đặc biệt là những nước đang có những tranh chấp về lãnh thổ với Trung Quốc.

Ở thời điểm hiện tại, mặc dù Trung Quốc đã đưa ra nhiều tuyên bố trấn an dư luận khu vực và thế giới, nhưng dư luận đặt câu hỏi, đâu là giới hạn lòng tin trong vấn đề này?

Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng phô trương một loạt các loại vũ khí mới trong đó có chiến đấu cơ phản lực J-10, các tàu ngầm hạt nhân mới, các tàu nổi hiện đại cùng tên lửa siêu thanh chống hạm. Cùng với đó là một loạt các thế hệ tầu Thần Châu mới. Trong khi đó, căng thẳng tại biển Đông hay tại các quần đảo tranh chấp của Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng gia tăng. Giới phân tích nhận định với việc tăng chi phí quốc phòng lên 2 con số và những tham vọng riêng, Trung Quốc đang tự khiến mình bị "kẹt” trong sự nghi kỵ và lo ngại của cộng đồng quốc tế.

Nguồn (Daidoanket)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.