Trung Quốc: Lấy cam kết làm đe dọa?
Saturday, March 31, 2012 6:34 PM GMT+7
Trái ngược với những gì đã thể hiện ở Hội nghị Thượng đỉnh về An ninh hạt nhân lần thứ hai tổ chức tại Seoul, Hàn Quốc; những lời đăng tải trên trang tin điện tử Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đã cho thấy những ẩn ý đầy đe dọa về vũ khí hạt nhân đằng sau những lời nghe có vẻ như một cam kết thiện chí.
Tại Hội nghị diễn ra trong hai ngày 26 và 27-3, đoàn đại biểu Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dẫn đầu đã thể hiện là một quốc gia hết sức tích cực trong việc tham gia đóng góp ý kiến cũng như giữ vai trò tiên phong trong việc củng cố an ninh hạt nhân toàn cầu thông qua khẩu hiệu của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào: "Tiến tới an ninh hạt nhân bền vững thông qua hợp tác”.

Thế nhưng, trùng thời điểm diễn ra Hội nghị này, trên website chính thức của Nhân Dân nhật báo (Peoples’ daily) – Cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc – ra ngày 27-3 có đăng tải một bài viết trong đó có nói rằng "Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trong quan hệ quốc tế và trong vấn đề Nam Hải (Biển Đông)”.

Đây là phát biểu của ông Khúc Tinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội điều khiển quân sự và giải trừ quân bị Trung Quốc. Do được đăng tải trên trang chủ của cơ quan ngôn luận ĐCS Trung Quốc, cũng có thể coi rằng những lời của ông Khúc Tinh đại diện cho ĐCS Trung Quốc.

Thoạt nhìn có thể thấy rằng đây là những cam kết đầy thiện chí của Bắc Kinh, tuy nhiên về hình thức đăng tải, nó chỉ là lời nói miệng mà không có bất cứ cơ sở nào đảm bảo. Hơn nữa, chỉ riêng việc đề cập tới "vấn đề Nam Hải” (Biển Đông) cũng cho thấy rằng Trung Quốc đang ám chỉ tới tranh chấp biển với Việt Nam.

Thông điệp này cho thấy sự đe dọa ngấm ngầm về khả năng Bắc Kinh sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với các tranh chấp ở Biển Đông. Ngoài ra, nó cho thấy Bắc Kinh đã có chuẩn bị và luôn sẵn sàng các phương án đối phó với các quốc gia có tranh chấp tại khu vực Biển Đông; và việc triển khai các đầu đạn hạt nhân trong trường hợp cần thiết phải can thiệp bằng vũ lực cũng nằm trong số những phương án đó.

Trung Quốc đã bắt đầu tiếp cận được với công nghệ vũ khí hạt nhân của Nga từ năm 1957 và cho tới nay đang sở hữu khoảng 240 đầu đạn hạt nhân – theo thống kê của Hiệp hội Các nhà khoa học Mỹ, công bố ngày 6-3-2012. Trong 30 năm qua, song song với việc tăng số lượng đầu đạn hạt nhân, Trung Quốc đã theo chân Mỹ và Nga tập trung vào phát triển các tên lửa triển khai trên đất liền, trên biển và các máy bay ném bom tầm xa. Trung Quốc liên tục hoàn thiện và tăng cường kho vũ khí hạt nhân của mình với mục tiêu trước năm 2020, tiềm lực hạt nhân của họ sẽ không hề thua kém Nga hay Mỹ.

Trong khi đó, các quốc gia xung quanh khu vực Biển Đông không hề sở hữu vũ khí hạt nhân và cũng không có ý định nghiên cứu sản xuất thứ vũ khí hủy diệt này. Từ trước tới nay, Trung Quốc luôn trung thành với chính sách không bao giờ tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân trước trong trường hợp nguy cơ chiến tranh với một quốc gia hạt nhân khác. Có thể hiểu được nếu như Bắc Kinh sử dụng vũ khí hạt nhân để tự vệ trước một quốc gia cũng sở hữu loại vũ khí này, thế nhưng để "tự vệ” trước những quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân thì lại là điều khó chấp nhận.

Những lời đăng tải trên trang tin điện tử Nhân Dân nhật báo mặc dù có vẻ như một cam kết thiện chí, nhưng lại ẩn chứa nguy cơ về việc Bắc Kinh có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, vốn được coi là "rốn dầu và khoáng sản” trong khu vực.

Khánh Duy

(Theo: daidoanket)
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.