Trung Quốc, Đài Loan lại đổ thêm dầu vào lửa
(VNSea) Cũng như lãnh đạo các nước trên thế giới, nhân dịp năm mới 2013, Chủ tịch nước Trung Quốc, ông Hồ Cẩm Đào đã phát biểu trên kênh truyền hình trung ương, Ông gửi lời chúc năm mới hạnh phúc tới toàn thể người dân Trung Quốc và toàn thế giới, Trung Quốc quyết tâm kiên định đi con đường phát triển hoà bình. Ông cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện một "khởi đầu tốt" trong năm mới sau khi đã đạt được các mục tiêu phát triển như được nêu trong báo cáo tại đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nhân tố bên trong tạo nên sức mạnh mềm của Trung Quốc
(VNSea) Cho đến nay chưa rõ khái niệm “sức mạnh mềm” xuất hiện từ bao giờ, trong hoàn cảnh nào và ai là người đưa ra đầu tiên. Tuy nhiên, khái niệm “sức mạnh mềm” bắt đầu được sử dụng sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Nếu coi nhân tố chủ yếu tạo nên “sức mạnh cứng’’ là tiềm lực quân sự, sức mạnh quân sự, thì những nhân tố phi quân sự như kinh tế, văn hóa, ngoại giao, truyền thống, mức độ trong sạch và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước là những nhân tố tạo nên“sức mạnh mềm’’của một quốc gia.
Philippin với thái độ cứng rắn trong vấn đề Biển Đông
(VNSea) Năm 2012 đã qua đi với những diễn biến phức tạp do Trung Quốc gây ra cho các nước láng giềng ven Biển Đông. Tuy nhiên, hành động hung hăng ấy cũng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của các nước có liên quan. Các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Philipin đã có những tuyên bố và hành động cụ thể tại các diễn đàn quốc tế và những nơi xảy ra tranh chấp.
Campuchia với vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2012
(VNSea) Ngày 30/4/1999, tại Hà Nội, Campuchia chính thức trở thành nước cuối cùng ở khu vực Đông Nam Á được kết nạp vào ASEAN, đặt ra hi vọng góp phần củng cố đoàn kết, tăng cường hợp tác để xây dựng một ASEAN hòa bình, thịnh vượng và nâng cao sức mạnh, tiếng nói trên trường quốc tế. Cho đến nay, một câu hỏi được đặt ra là: Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2012, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN, Campuchia đã có những đóng góp gì và gây ra những trở ngại gì cho ASEAN, đặc biệt là cho tiến trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015?
TRUNG QUỐC DỌA NẠT CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG TRÊN BIỂN
Ngày 20/10/212, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng bài xã luận sặc mùi đe dọa các nước láng giềng có liên quan với Trung Quốc trên biển với nhan đề “Hải quân Trung Quốc đã ra tay, Nhật Bản, Việt Nam và Philippin hãy thích ứng đi”. Bài xã luận một mặt biện hộ cho việc Hạm đội Đông hải và lực lượng ngư chính, hải giám Trung Quốc tiến hành diễn tập liên hợp ở biển Hoa Đông, mặt khác đưa ra những lời răn đe, hăm dọa các nước Nhật Bản, Việt Nam và Philippin.
Thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX qua các nguồn sử liệu phương Tây -Kỳ 2
Mặc dù các chúa Nguyễn ở Đàng Trong vẫn tiếp tục quan tâm đến việc mở rộng lực lượng thủy quân vào cuối thế kỷ XVII đầu XVIII, nhưng sự phát triển đột phá về sức mạnh hải quân của Việt Nam chỉ có được là vào cuối thế kỷ XVIII, cùng thời điểm với sự nổi dậy của nghĩa quân Tây Sơn.
Thủy quân Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX qua các nguồn sử liệu phương Tây (1)-Kỳ 1
Trong phần lớn những ghi chép của người châu Âu về Việt Nam, các tác giả đặc biệt chú ý đến vấn đề tiềm lực quân sự và khả năng quốc phòng của các chính thể quân chủ.
Nước Nga với Biển Đông: Can dự theo phiên bản Nga
Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, bị suy kiệt trong những năm Boris Yeltsin cầm quyền, nước Nga rút lui chiến lược khỏi châu Á-Thái Bình Dương. Nga đã thực hiện chính sách nghiêng hẳn về phương Tây, điều được gọi là “chủ nghĩa Đại Tây Dương” với mục đích chủ yếu là có được viện trợ kinh tế từ phương Tây. Từ năm 1993, Nga thực hiện chính sách “đại bàng hai đầu”. Tại Đông Nam Á, Nga xác định Malaysia và Việt Nam là mũi nhọn đột phá để mở rộng quan hệ với các nước ASEAN. Năm 2005, Nga và ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên. Nga ký kết tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC), mở đường cho việc tham dự Thượng đỉnh Đông Á (EAS) năm 2010.
Hãy nghe người Trung Quốc nói về “đường yêu sách 9 đoạn” !!
Vnsea.net: Yêu sách “đuờng 9 đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò” vô lý của Trung Quốc đang ngày càng được nhiều người trên thế giới tìm hiểu, và sau khi hiểu rồi thì lên tiếng phản đối kịch liệt bởi vì yêu sách phi lý này đã ngang nhiên xâm phạm lợi ích của nhiều quốc gia ven Biển Đông khi nó chiếm tới 80% diện tích vùng biển này.
NHỮNG NGỤY TẠO CỦA CÁC HỌC GIẢ TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ”
Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông được các học giả Trung Quốc diễn giải dưới nhiều tên khác nhau, như: Giới hạn của đường biên giới, đường nét đứt biên giới quốc gia, đường biên giới biển truyền thống (lịch sử), đường biên giới cực Nam, giới hạn lãnh hải (của Trung Quốc). Các học giả nước ngoài thường gọi “đường lưỡi bò” là “đường đứt khúc 9 đoạn” hay “đường chữ U”).
Trang 14 trong 25Đầu tiên    Trước   9  10  11  12  13  [14]  15  16  17  18  Tiếp   Cuối    
____________________


Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.