Giới thiệu sách: Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa
Sunday, September 16, 2012 7:18 PM GMT+7
Nói đến Trường Sa là nói đến sóng và gió cùng những gì thiêng liêng nhất về chủ quyền đất nước. Nhưng có ít sách nào viết về nơi ấy mà tác giả lại chính là người lính từng đóng quân ở đó.

"Tôi kể em nghe chuyện Trường Sa" được NXB Kim Đồng ra mắt đúng dịp kỉ niệm 10 năm tác giả Nguyễn Xuân Thủy chia tay Trường Sa. Trong tác phẩm của mình, anh đã tự sắm vai người dẫn đường trong hải trình dài gần 1.000km để đưa người đọc đến với vùng biển đảo xa xôi của Tổ Quốc, chỉ trong 90 trang ngắn ngủi nhưng không hề bỏ lỡ điều gì đặc biệt về nơi xa xôi ấy.
Chuyến du lịch đặc biệt qua trang sách được chia làm 6 phần chính gồm: Ra đảo – Mùa biển lặng – Mùa biển động – Kì thú biển trời Trường Sa – Thám hiểm đáy biển Trường Sa – Những người giữ đảo.

Bìa cuốn sách


Tác giả đồng hành cùng người đọc từ bến cảng cập tàu, cho tới khi bắt đầu hải trình, say sóng, ngắm mây – biển – trời, cá heo nhảy tung tăng và hải âu dài đôi cánh lượn cho tới khi thám hiểm dưới đáy biển Trường Sa với đủ các loại sinh vật kỳ thú.
Ngòi bút ấy cũng khắc sâu vào cái giá phải trả cho thiên nhiên tươi đẹp đó. Không phải là vàng, càng không phải tiền mà là sự hi sinh. Biển nơi đây có thấm vị mặn đắng của lịch sử gìn giữ và xây dựng, của những tuổi thanh xuân nhiều ước mơ bay nhảy chịu nhiều thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần.
Từng có 15 năm trong quân ngũ, trong đó 2 năm sống và chiến đấu tại Trường Sa, Nguyễn Xuân Thủy đặc biệt dành tâm huyết cho các tác phẩm của mình về vùng đất này.
Ít có nhà văn nào hiểu được tận tình nơi đầu sóng ngọn gió như Nguyễn Xuân Thủy. Chẳng phải chính anh đang viết về một phần cuộc đời mình?! Song đem cái từng trải đó để kể lại cho các em nhỏ thì lại khác. Cái khó là làm sao để người ta cũng cảm nhận được như mình, nhất là với các tâm hồn nhỏ bé. Nhưng anh đã thành công với lời văn chân thành và mộc mạc, không màu mè, hoa mỹ, không tô vẽ như chính cuộc đời người lính. Đứng ở góc độ chủ quan tôi cho rằng, không chỉ các em nhỏ mà người lớn, những bạn bắt đầu tìm hiểu về Trường Sa đều có thể đọc cuốn sách này để có những kiến thức cơ bản về một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Bạn biết không, mùa này “Biển động”, tác giả “dành cho những người ưa cảm giác mạnh và thích khám phá”. Nhưng khi nghe đến những con sóng bạc đầu, những cơn gió muối có thể “khiến cho những ổ điện bị chập…lá cây bị cháy táp và rụng sạch” thì bạn có dám nghĩ quần đảo bão tố đó đẹp không? Thế mà vẫn có những bông hoa bàng vuông nở giữa đêm và rạng rỡ vào sáng hôm sau, “từng cánh trắng muốt bung nở ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn, nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là “hoa quỳnh biển”, sự sống vẫn tươi vui giữa ngàn trùng mây và sóng.
“Khi mùa giông gió qua đi, mùa biển lặng là một khoảng thời gian đáng nhớ đối với những người ở Trường Sa. Mỗi đảo được mặc một chiếc áo mới màu xanh mỡ màng…Nắng pha lê trong suốt rải đều trong vắt và tinh khiết lên biển đảo. Mặt trời tháng tư hiền dịu. Gió cũng chỉ nhè nhẹ đủ lay những lộc non mới nhú và rập rờn đuôi mũ hải quân của các chú bộ đội…”.
Bạn có thể tưởng tượng mình đang ngắm hoàng hôn trên Trường Sa những ngày biển lặng. Không phải ở nơi đâu trên đất nước mình cũng có thể ngắm hoàng hôn trên biển, đây gần như là “đặc sản Trường Sa”. “Thứ ánh vàng trải trên mặt nước xanh sậm, đậm đà hơn ánh vàng trong suốt và thanh khiết của bình minh. Mặt biển bao la nhuộm một màu vàng suộm, sánh vàng như mật”. Trong cái thanh bình đẹp đẽ đó, “ngồi ngắm hoàng hôn xuống, các chú bộ đội đã rất nhớ bố mẹ, người yêu, bạn bè nơi đất liền”...

STL (Theo ĐVO)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
CƠN MƠ BIỂN
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.