Giới thiệu sách: Biển xanh màu lá
02 Tháng Mười Hai 2012 8:17 CH GMT+7
“Biển xanh màu lá” của tác giả Nguyễn Xuân Thủy, là một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên về Trường Sa, được xuất bản lần đầu năm 2008 và tái bản vào năm 2011.

Lâu nay chúng ta đã mải mê với những tài liệu, chứng cứ lịch sử, với quá trình xác lập và đang ngày đêm thực thi chủ quyền tại nơi đầu sóng ngọn gió. Trong vài câu chữ của một bài báo hay lời kể, không chắc có thể hình dung ra khó khăn của quần đảo Trường Sa bão tố. Vì thế chúng tôi giới thiệu tới các bạn cuốn tiểu thuyết đầu tiên về Trường Sa để cùng đọc và cảm nhận.

 

“Biển xanh màu lá” của tác giả Nguyễn Xuân Thủy, là một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên về Trường Sa, được xuất bản lần đầu năm 2008 và tái bản vào năm 2011 với lời đề tựa của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
Nói đến Trường Sa là nói đến một đề tài có nhiều sức hấp dẫn nhưng không phải ai cũng có cơ hội trải nghiệm để sáng tác một cách chân thực như tác giả.
Anh Nguyễn Xuân Thủy là ngòi bút trưởng thành từ quân ngũ, đã có những tháng ngày làm nhiệm vụ ngay tại Trường Sa, cảm giác khi đọc tiểu thuyết này như đang đọc lại những trang nhật ký một thời làm lính của tác giả. Có lẽ bởi vậy mà nó rất thật.
Trong “Biển xanh màu lá”, tác giả hầu như chỉ đề cập tới cái “Bi”, cái “Hài” của người lính ngày nay mà ít khi nhắc tới cái “Dũng”, cái “Tráng”. Nhìn ở một khía cạnh khác, việc sử dụng ít yếu tố nghệ thuật làm cho tính hiện thực rõ nét hơn.
Cuộc sống thiếu thốn từ những cây rau, giọt nước đến điện thoại, điện thắp sáng. Ở Trường Sa Lớn, “có giếng thần đấy, không bao giờ cạn đâu, hết lại có, vơi lại đầy”, nhưng chỉ “ở đây thôi, sang đảo chìm xem?”.
Chuyện ở đảo còn là những bữa cơm khác biệt. Ngày thường phải ăn đồ hộp tiếp tế, rau bữa có bữa không, thi thoảng được ngày lính đảo dàn trận trên biển đánh cá (trang 26). Dẫn đầu đoàn quân là trạm trưởng Tiến, “đi bắt cá mà như vào tình huống chiến đấu không bằng”, nhưng phải có kỹ thuật, dàn binh bố tướng nếu không cẩn thận sẽ “bị đuôi cá quật rách một đoạn ở bắp chân, tứa máu” như Hoàn “đơ”.
Chuyện ở đảo còn là những ngày điện phải “để dành, chưa sử dụng”. Trang 69 tác giả đã viết như vậy, và “máy phát điện của đảo một chiếc bị hỏng mấy tháng nay, chỉ còn máy đảm bảo điện cho chiến đấu và xem chương trình thời sự”.
Buổi tối, “trong phòng rất nóng, chẳng có một ai, tiếng muỗi lượn vo ve như trực thăng” (trang 70). Tất cả tụ hội uống trà, dăm ba câu phiếm giết thời gian, người kể chuyện đất liền, người kể chuyện xưa đảo cũ.
Cánh lính trẻ cứ thích nghe chuyện các “lão tướng” cưới vợ. Mà kỳ thật, chuyện tình của những người lính nghe lãng mạn như phim. Nhưng cưới nhau rồi cuộc sống đầy trắc trở, những lá thư gửi từ đất liền là biết bao tâm sự của hậu phương, của những người vợ xa chồng, con xa cha, có khi chờ đến cả 3 tháng trời đằng đẵng mới đến đảo.
Thế cho nên tác giả mới viết (trang 178): “Ở đảo, thứ âm thanh có tác động lớn nhất đến tình cảm con người không gì hơn là tiếng kẻng báo tàu ra….Ngày thường, công việc đã cuốn họ, làm họ tạm quên đi mọi thứ. Tiếng kẻng ấy vang lên như một sự đánh thức, tất cả những nhớ nhung, những khát khao mới trỗi dậy, bùng lớn rất nhanh”.
Cái thứ mà lính chờ đợi không phải là lương thực tiếp tế, mà là những cánh thư, “khi chính trị viên Vũ vừa từ đó nhô ra chỗ đường ngoặt thì cánh lính trẻ đã ủa cả ra đón anh…- Con có không bố?”. Chẳng gì cũng đang tuổi xuân xanh, trái tim đang rạo rực yêu thương lại phải kìm nén mang theo tới nơi giông tố.
Những hi sinh thầm lặng
Nhắc đến cuộc sống riêng tư của người lính, cũng yêu thương cháy bỏng, cũng trắc trở lo toan nhưng ngoài ra họ còn phải gánh trên vai trọng trách quốc gia.
Cả phần 4 tác giả dành để nói về trung đội trưởng Linh. Cái cảnh Linh “đưa hai bàn tay với những ngón thô ráp như hai chiếc bàn cào luồn vào dưới những cọng tóc hung hung dựng đứng trên đầu mà vò” khi đang khổ sở vì lá thư vợ gửi ra.
Bao nhiêu công việc mà lẽ ra một người chồng trong gia đình phải gánh vác thì giờ đây chỉ có thể nhờ qua câu chữ, từ ông bà cho tới anh chị.
Trích đoạn thư ở trang 67, trung đội trưởng Linh gửi về gia đình có đoạn “Khi vợ em sinh nếu bà em không vào được thì nhờ bác tìm cho một người giúp việc tin cậy và chạy qua chạy lại giúp đỡ thêm, có gì góp ý bảo ban nhà em. Mỗi tháng bác mua giúp em một hộp sữa cho thằng cu Bin bảo nó là bố gửi, nó nhớ em lắm đấy…”
Chuyện hậu phương còn là những quả phụ như ca sỹ Thu Lan, vĩnh biệt chồng khi mới cưới chưa được bao lâu. Anh hi sinh trong sự kiện Tốc Tan, tay giữ vững lá cờ Tổ quốc tung bay, chịu làn đạn rất gần của địch.
Ngày trở lại phục vụ Trường Sa, Thu Lan bổi hổi bồi hồi, bởi đây là nơi chị gặp Cương lần đầu cũng là nơi chồng mình nằm lại với biển khơi mãi mãi.
Khi đọc toàn bộ tiểu thuyết, hai phần chính được đề cập trên đây không hiện rõ trong sách. Nhưng chắc một điều rằng không ai tránh khỏi xúc động trước những bi đát của người lính. Người chưa ra Trường Sa thì mường tượng được cuộc sống ở đây, người đã ra rồi thì cứ ngỡ mình đang lên lại chuyến tàu ngày đó, đến với phía đông biên giới.

STL (Theo ĐVO)

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.