Giới thiệu sách : Việt Nam với việc thực hiện Công ước về Luật biển năm 1982
26 Tháng Giêng 2013 7:02 SA GMT+7
Là một quốc gia ven biển có chỉ số tính biển cao trong khu vực, với bờ biển dài 3.260 km, 2773 đảo ven biển với tổng diện tích khoảng 1630 km2, Việt Nam có một vị thế tài nguyên đặc biệt về biển, từ tài nguyên sinh vật, thực vật; tài nguyên khoàng sản; tài nguyên du lịch đến tài nguyên về giao thông vận tải.
Sớm nhận thức được tầm quan trọng của biển, Việt Nam là một trong 119 quốc gia và thực thể ký Công ước về Luật biển năm 1982 (sau đây gọi là Công ước năm 1982) từ ngày đầu, Việt Nam luôn ủng hộ và đi đầu tại khu vực trong việc áp dụng Công ước năm 1982 để giải quyết các vấn đề biển liên quan. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Việt Nam trở thành nước 64 phê chuẩn Công ước. Ngày 29 tháng 02 năm 2007, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 được ban hành với mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh, “phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53% - 55% kim ngạch xuất khẩu của cả nước”. Chiến lược biển của Việt Nam phù hợp với xu thế “tiến ra biển” của thế giới mà Công ước năm 1982 đã đặt nền móng. Công ước đã xác nhận và khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt nam đối với các vùng biển và thềm lục địa phù hợp với các tuyên bố ngày 12/5/1977 và ngày 12/11/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về các vùng biển Việt Nam, phù hợp với chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam nhằm giải quyết những tranh chấp về các vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế.
 
Công ước năm 1982 là một trong những thành tựu có ý nghĩa quan trọng nhất trong lĩnh vực luật quốc tế của thế kỷ XX, là văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về biển và đại dương của cồng đồng quốc tế. Công ước năm 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quan trọng nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ sau Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là văn bản pháp lý có tính chất tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng lợi ích của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc. Việc thông qua Công ước năm 1982 có thể xem như là một bước đi quan trọng trong việc thiết lập trật tự trên biển. Với 320 điều khoản 17 phần và 9 phụ lục, trên 1000 quy phạm pháp luật. Công ước đã đưa ra một tổng thể các quy định pháp luật bao trùm tất cả các vùng biển và lĩnh vực sử dụng biển: chế độ pháp lý của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; biển cả và vung di sản chung của loài người; các quy định hàng hải và hàng không;…. Có thể nói, Công ước về Luật biển năm 1982 đã thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển, tương đối công bằng và được thừa nhận rộng rãi.

Kể từ khi gia nhập Công ước năm 1982 đến nay, Việt Nam đã có những bước đi cụ thể nhằm thực hiện các điều khoản của Công ước. Những nỗ lực của Việt Nam được thể hiện rõ nét trên những lĩnh vực liên quan đến Công ước như an ninh – quốc phòng, đối ngoại, giao thông vận tải biển, thủy sản, dầu khí, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, bưu chính viễn thông, xây dựng bản đồ  biển và giải quyết các tranh chấp chủ quyền trên biển.

Với mục đích truyền tải tới bạn đọc những quy định pháp luật liên quan đến biển của Việt Nam trong tiến trình thực thi Công ước năm 1982, nhóm biên soạn đã tập hợp, hệ thống phần nào những văn bản pháp lý có hiệu lực tới thời điểm xuất bản cuốn sách. Cuốn sách tập trung vào những lĩnh vực chính liên quan đến vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên biển và những vấn đề về an ninh quốc phòng trên vùng biển, vấn đề môi trường biển.

STL (St)
____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.