Giới thiệu sách: Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế
Thursday, June 20, 2013 7:53 AM GMT+7
Cuốn sách chuyên khảo "Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong pháp luật và thực tiễn quốc tế” của tác giả PGS.TS. Nguyễn Bá Diến - Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế, Chủ nhiệm Bộ môn Luật Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã được Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) chỉ đạo biên soạn và được Hội đồng chuyên môn các nhà khoa học, chuyên gia có uy tín thẩm định.

Một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế là nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình. Vì vậy, để giải quyết và hạn chế các tranh chấp, bất đồng trên biển, các quốc gia trên thế giới tìm đến một giải pháp, đó là khai thác chung - hợp tác cùng phát triển.

Mặt khác, cần lưu ý phương thức hợp tác cùng phát triển chỉ là giải pháp tạm thời, phải tuyệt đối không ảnh hưởng đến lập trường, yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các bên đối với khu vực hợp tác, không ảnh hưởng đến việc phân định biển cuối cùng. Đồng thời, lợi ích của phương thức hợp tác cùng phát triển trên biển là đáp ứng được nhu cầu khai thác tài nguyên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của các bên.

 

Tuy nhiên, hợp tác với những nội dung gì, phạm vi nào, khu vực ở đâu, và đặc biệt là với ai… đều phải thận trọng, có tầm nhìn và kiến thức sâu rộng về mọi mặt đồng thời kiên quyết nguyên tắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, gìn giữ không gian sinh tồn ngàn đời của cha ông và cho con cháu muôn đời sau.

Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính chất sống còn của dân tộc Việt Nam. Hội nghị lần thứ 4 (khóa X) Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 09/2/2007 đã ban hành Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Chiến lược biển của Việt Nam phù hợp với xu thế thời đại, phù hợp với thực tiễn và pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống về khai thác chung đối với Việt Nam có ý nghĩa hết sức to lớn, vừa góp phần giải quyết các tranh chấp một cách căn cơ, thận trọng, vừa tăng cường sự hiểu biết hợp tác với các quốc gia trong khu vực, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ được lợi ích của quốc gia trong việc khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Cuốn chuyên khảo của PGS-TS Nguyễn Bá Diến là những nghiên cứu bước đầu, hy vọng góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận và thực tiễn pháp lý về hợp tác cùng phát triển trong pháp luật và quan hệ quốc tế, góp phần hỗ trợ quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về biển của Việt Nam, nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông.

STL

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.