Giới thiệu sách: Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
Tuesday, January 14, 2014 7:07 AM GMT+7
Được biên soạn và ra đời ngay sau sự kiện Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 và Viking II trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt Nam, thay cho những phát ngôn chính thức, cuốn sách tập hợp tất cả ý chí và nguyện vọng của nhân dân, các bộ, ban, ngành trước chủ quyền lãnh thổ, như tên tác giả cuốn sách đề rõ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

“Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” do nhóm tác giả gồm: Nguyễn Thái Anh – Nguyễn Đức – Đàm Xuân biên soạn, cuốn sách dày 558 trang, được chia làm ba phần:

- Phần thứ nhất: Những cứ liệu lịch sử quan trọng
- Phần thứ hai: Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
- Phần thứ ba: Biển đảo Việt Nam trong Văn chương – Thơ ca – Âm nhạc.

 

Bìa cuốn sách "Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam". Ảnh: Đài Trang.

Trong Chương I của cuốn sách, các vấn đề được đề cập bao gồm việc xác lập và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nêu ra cụ thể trong cuốn sách này cũng như nhiều công trình nghiên cứu khác của các học giả, vì "lịch sử luôn chỉ có một".

Dưới triều đại nhà Nguyễn, các đời vua đã thành lập và duy trì hoạt động đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc hải, nhận lệnh vua ban, đi tới các vùng biển Hoàng Sa (chữ Nôm còn có nghĩa là Cát Vàng)  thu lượm sản vật, đo đạc thủy đồ và cắm mốc chủ quyền. “Phủ Biên Tạp Lục” của Lê Quý Đôn có ghi chép lại số lượng sản vật đã nộp vào kinh thành Phú Xuân như sau:

- Năm Nhâm Ngọ (1702), đội Hoàng Sa lượm được 30 thoi bạc.
- Năm Giáp Tuất (1704), lượm được 5.100 cân thiếc.
- Năm Ất Dậu, lượm được 126 thoi bạc.

Tới năm 1884, triều Nguyễn ký hiệp ước để Pháp đại diện quyền lợi trong quan hệ đối ngoại và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ đó, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa bằng việc cử tàu tuần tiễu, khảo sát khoa học vùng biển này, tiến hành dựng bia, xây đèn biển, trạm khí tượng, đài vô tuyến điện trên đảo Hoàng Sa (Ile Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa, xây dựng trạm khí tượng, đài vô tuyến điện trên đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa.

Pháp cũng lên tiếng phản kháng chính phủ Trung Quốc về việc chính quyền Quảng Đông lúc đó có ý định đấu thầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa.

Trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuyên bố Cairo ngày 27/11/1943 đã đi đến kết luận buộc Nhật Bản phải trao trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa các lãnh thổ mà Nhật Bản đã chiếm gồm “Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ”, không có gì liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa.

Hội nghị Postdam ngày 26/7/1945 khẳng định “Các điều khoản của Tuyên bố Cairo sẽ được thi hành” và việc Trung Quốc chịu trách nhiệm giải giáp quân Nhật ở khu vực Bắc vĩ tuyến 16 không có ý nghĩa về việc xác định chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa – Trường Sa.

Hội nghị San Francisco (9/1951) cũng khẳng định lại một lần nữa lãnh thổ của Trung Quốc chỉ bao gồm Đài Loan và Bành Hồ. Trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại khi đó là Trần Văn Hữu lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa cũng không có bất cứ một đại diện nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị có ý kiến phản đối hoặc bảo lưu tuyên bố trên của đại diện Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền một cách thực sự, hòa bình và liên tục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hoàn toàn đúng theo quy định của luật quốc tế.

Khi phê chuẩn “Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển” năm 1982 (UNCLOS 1982), Việt Nam đã xác định sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua luật quốc tế, phù hợp với lợi ích và nguyên tắc chung của nhiều bên.

Trong Chương II, lập trường giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông lần nữa được nêu rõ, một cách chính thức rằng:

1. Việt Nam được quyền có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế riêng từ đất liền Việt Nam không có tranh chấp, tách biệt với các vùng biển hai quần đảo Hoàng  Sa – Trường Sa.
2. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
3. Vùng biển của các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xác định theo UNCLOS 1982, cụ thể theo điều 121.3. Các đảo thuộc hai quần đảo này nếu có thềm lục địa và đặc quyền kinh tế thì cũng là những vùng biển hạn chế không thể có đầy đủ hiệu lực trong phân định như từ lãnh thổ đất liền, phù hợp nguyên tắc “đất thống trị biển”.
4. Trong khi tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài, các bên tranh chấp ở Biển Đông cần kiềm chế, không mở rộng chiếm đóng mới, không có những hành động làm phức tạp thêm tình hình, hợp tác trong những lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học biển, phòng chống cướp biển theo đúng tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC 2002.

 

Chiến sĩ hải quân canh gác trên đảo Sinh Tồn - quần đảo Trường Sa.

Như vậy, quan điểm giải quyết tranh chấp chính thức của Việt Nam là thông qua thương lượng hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Nếu tranh chấp vẫn bế tắc thì theo yêu cầu của một bên tranh chấp, được quyền tự do lựa chọn, dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết:

- Tòa án quốc tế về Luật biển thành lập theo đúng Phụ lục VI của Công ước;
-  Tòa án Công lý quốc tế  (ICJ)
- Tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước;
- Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII của Công ước để giải quyết các tranh chấp liên quan tới từng lĩnh vực riêng biệt như: đánh bắt hải sản, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, hàng hải, nạn ô nhiễm do các tàu thuyền...

Cuốn sách cũng dẫn lời phát biểu của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh mà sách đã dẫn ra: “Chúng ta tin rằng có thể giải quyết được trong hòa bình và vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ. Quá khó khăn nhưng nếu phân tích dưới góc độ lợi ích, chúng ta hi vọng. Hi vọng đó xuất phát từ sự tin tưởng vào lãnh đạo các nước lớn tính toán lợi ích chiến lược của chính họ…Người có quyền quyết định là lãnh đạo, nhưng người có tiếng nói lại là nhân dân. Như lời đại tướng Lê Đức Anh nói tôi rất phục, đối tượng ta cần tuyên truyền đầu tiên chính là nhân dân ta và người dân Trung Quốc”.

Rõ ràng, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết triệt để. Hãy đọc, hãy nghe những tâm sự của những người lính biển trong Chương III để thấy không chỉ họ, mà cả gia đình họ cũng đang hi sinh cho cuộc sống bình yên ngày hôm nay.

Theo baodatviet.vn

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.