Chủ quyền Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên cuốn "Maps"
31 Tháng Ba 2020 7:35 CH GMT+7
ANTD.VN - Với 52 tấm bản đồ, hơn 4.000 hình mình họa sinh động các đặc điểm địa lý và biên giới chính trị, cuốn atlas “Bản đồ” (tên gốc: Maps) của hai tác giả Aleksandra Mizielińska và Daniel Mizieliński xứng đáng được gọi là cuốn sách bản đồ khổng lồ đầu tiên ở Việt Nam.

Tấm bản đồ Việt Nam tại trang 59 của cuốn sách, hai tác giả đã thể hiện những gì đặc trưng nhất về văn hóa, địa lý và chủ quyền của Việt Nam như nón lá, hát Then, ca trù, tranh dân gian Đông Hồ, kèn bầu, phở… Những địa danh gắn với nhiều di tích lịch sử trải dài từ Bắc vào Nam được liệt kê kèm hình ảnh minh họa sinh động như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh.... Bên cạnh đó, nhiều thi nhân như thi sĩ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du hay chính trị gia, thi sĩ Nguyễn Trãi cũng xuất hiện trong tấm bản đồ này.

Đặc biệt, Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa… của Việt Nam được các tác giả dày công thiết kế với thông tin hữu ích về phạm vi, những đặc sản nổi tiếng khắp thế giới.

ảnh 1

Từ châu Âu tới châu Á, châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Úc và châu Đại Dương đến Bắc Cực, Nam Cực, hai tác giả đã giới thiệu một cách đầy đủ nhất những địa điểm nổi tiếng, những nét đặc trưng bề động vật và thực vật bản địa, về con người địa phương, các sự kiện văn hóa cùng nhiều thông tin hấp dẫn.

Mỗi bản đồ có thống kê sơ bộ về diện tích, dân số, ngôn ngữ… để các bạn nhỏ nắm được thông tin tổng quát của từng đất nước, châu lục. Mỗi nước đều được phân chia thành các vùng địa lý cụ thể với tên vùng được viết mờ, các thành phố lớn trong từng nước được viết bằng màu đỏ nổi bật với chấm đỏ bên cạnh.

ảnh 2

Thay vì một huyền thoại, người đọc có những sự thật quan trọng nhất về mỗi quốc gia: tên thủ đô, quốc kỳ, ngôn ngữ chính thức, số lượng cư dân và quy mô của đất nước. Thông qua những minh họa này, chúng ta biết được phong tục, các loài động thực vật quan trọng nhất, các tòa nhà đặc trưng và các yếu tố của cảnh quan.

Như một lời ngợi ca sự giàu có của Trái Đất từ những dãy núi hùng vĩ trùng điệp đến những côn trùng tí hon, cuốn “Bản đồ” đầy màu sắc như một tấm vé đưa các bạn nhỏ du lịch khắp mọi miền và được thỏa sức khám phá thế giới.

Chứa đựng kho kiến thức khổng lồ, “Bản đồ” đem lại cho độc giả cái nhìn trực quan, hấp dẫn, dễ nhớ, dễ thuộc, cho trẻ em và cả gia đình đồng thời khơi gợi ở các bạn nhỏ óc tò mò, nâng cao khả năng tư duy, tự học, tự khám phá, tinh thông địa lý và văn hóa.

ảnh 3

Để thực hiện cuốn sách "Bản đồ" đồ sộ này, hai tác giả trẻ Aleksandra Mizielińska và Daniel Mizieliński đã phải mất hơn 3 năm. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng, họ lập một danh sách các thông tin hấp dẫn và thú vị với trẻ em, chọn lọc ra những chi tiết đặc sắc nhất của mỗi nước để vẽ.

Các tấm bản đồ đều được vẽ theo tỉ lệ chuẩn xác dựa trên các bản đồ địa lý đã được phát hành. Hai tác giả không chỉ vẽ tay tất cả các chi tiết hình ảnh mà còn dày công thiết kế tất cả các phông chữ được dùng trong sách. Các nét vẽ ngây thơ, nguyên thuỷ, màu sắc duyên dáng của các tác giả, khiến cuốn sách như một bách khoa thư địa lý siêu hấp dẫn bằng hình và trở thành tập atlas địa văn hoá mọi người yêu thích nhất trên thế giới.

Các quốc gia đã xuất bản Bản đồ: Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Canada, Chile, Trung Quốc, Croatia, Séc, Ecuador, Ai Cập, Fiji, Phần Land, Pháp, Đức, Ghana, Hy Lạp, Iceland, Ấn Độ, Ý, Nhật Bản, Jordan, Madagascar, Ma Rốc, Mexico, Mông Cổ, Namibia, Nepal, Hà Lan, New Zealand, Peru, Ba Lan, Nam Phi, Romania, Nga, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tanzania, Thái Lan, Anh, Mỹ.

Sách do Nhà xuất bản Lao Động phát hành trên toàn quốc từ tháng 3 -2020.

____________________________
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
Bullet  
 

Quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối

Quá trình thụ đắc lãnh thổ đối với Hoàng Sa và Trường Sa được Việt Nam thực hiện bằng phương thức chiếm hữu thực sự, hoàn toàn hợp pháp. Việt Nam kiên quyết, kiên trì đấu tranh hòa bình vì quyền thụ đắc lãnh thổ tuyệt đối này.
CUỘC CHIẾN PHÁP LÝ TẠI BIỂN ĐÔNG: Bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc tại Biển Đông - Thách thức đầy rẫy và 'mỏ neo' quý giá (Kỳ 1)
Vấn đề xác lập, bảo vệ các quyền hợp pháp của quốc gia trong Biển Đông (phần 3)
Cẩn thận yêu sách chủ quyền lịch sử- bẫy pháp lý Trung Quốc ở Biển Đông (phần 2)
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.