Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa
Thursday, March 11, 2010 8:15 PM GMT+7
Ngày 23/6/2003, đại diện Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia đã ký Hiệp định phân định phân định thềm lục địa giữa hai nước. Hiệp định có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2007.

         Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Indonesia, dưới đây gọi là “các Bên ký kết”

Căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ký tại Montego Bay ngày 10 tháng 12 năm 1982 mà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Indonesia là các quốc gia thành viên;
Xuất phát từ mong muốn củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước;
Nhằm thiết lập đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia;
Đã thoả thuận như sau:  
ĐIỀU 1
1. Đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia được xác định bằng các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm có toạ độ như sau:
 
Điểm
Vĩ độ
Kinh độ
20
06o05’48’’ Bắc
105o49’12’’ Đông
H
06o15’00’’ Bắc
106o12’00’’ Đông
H1
06o15’00’’ Bắc
106o19’01’’ Đông
A4
06o20’59,88’’ Bắc
      106o39’37,67’’ Đông
X1
06o50’15’’ Bắc
109o17’13’’ Đông
 Tiếp đó, đường ranh giới này sẽ nối thẳng đến điểm có toạ độ là: vĩ độ 06o18’12’’ Bắc, kinh độ 109o38’36’’ Đông (Điểm 25).
2. Các đoạn thẳng và toạ độ của các điểm nêu tại khoản 1 điều này là các đường trắc địa và toạ độ địa lý được tính toán trên hệ toạ độ trắc địa thế giới năm 1984 (WGS 84) và được thể hiện trên mảnh hải đồ số 3482, tỷ lệ 1:1.500.000 do Hải quân Hoàng gia Anh xuất bản năm 1997, là phụ lục được đính kèm Hiệp định này. Đường ranh giới được thể hiện trên hải đồ đính kèm Hiệp định này chỉ nhằm mục đích minh hoạ.
3. Vị trí thực trên biển của các điểm và các đoạn thẳng nêu tại khoản 1 điều này sẽ được xác định bằng các phương pháp do các cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết thoả thuận.
4. Vì mục đích của khoản 3 điều này, cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hoà Indonesia là Cục Thuỷ đạc và Hải dương học thuộc Hải quân Indonesia.
ĐIỀU 2
Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được ký trong tương lai giữa các Bên ký kết về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.
ĐIỀU 3
Các Bên ký kết sẽ tham khảo ý  kiến của nhau nhằm phối hợp chính sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế về bảo vệ môi trường biển.
ĐIỀU 4
Trong trường hợp có một cấu tạo  mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang đường ranh giới nêu tại khoản 1 Điều 1, các Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói trên và về việc phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác đó.
ĐIỀU 5
Mọi tranh chấp giữa các Bên ký kết nẩy sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hoà bình thông qua hiệp thương hoặc đàm phán.
ĐIỀU 6
1. Hiệp định này phải được phê chuẩn phù hợp với thủ tục luật pháp của mỗi Bên ký kết.
2.Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày trao đổi các Văn kiện phê chuẩn.
3. Để làm bằng, các đại diện được Chính phủ nước mình uỷ quyền hợp thức đã ký Hiệp định này.

Làm tại Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2003, thành hai bản bằng tiếng Việt, tiếng Indonesia và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự khác biệt trong việc giải thích Hiệp định này, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.

Thay mặt Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
 
 
(đã ký)
 
Nguyễn Dy Niên
Thay mặt Chính phủ
nước Cộng hoà Indonesia
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
 
 
(đã ký)
 
N. Hassan Wirajuda

 

 

____________________________
Bullet  
 

Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài cuối: Việt Nam thể hiện vai trò chủ động và trách nhiệm

Tháng 8/2021, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an LHQ với chủ đề “Tăng cường an ninh biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 3 đề xuất nhằm thống nhất hành động toàn cầu để ứng phó kịp thời và hiệu quả với các thách thức an ninh biển, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định trên biển, trên cơ sở tăng cường hợp tác quốc tế, củng cố lòng tin, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 3: Tạo dựng lòng tin để thúc đẩy COC
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 2: Nền móng thiết lập trật tự quốc tế mới trên biển
Xây dựng những vùng biển hòa bình - Bài 1: Cột mốc quan trọng của luật pháp quốc tế
Sách tranh cho các bé: 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'

Hành trình phiêu lưu kỳ thú của chú cún Phong Ba ở đảo Trường Sa đã thu hút nhiều bạn nhỏ và cả ba mẹ đến theo dõi trong buổi ra mắt quyển sách tranh thiếu nhi 'Trường Sa! Biển ấy là của mình'.
Từ thác Bản Giốc, ải Nam Quan... đến Hoàng Sa, Trường Sa
Giải B Sách Quốc gia: Sách quý về quần đảo Trường Sa
"Bức họa Trường Sa"
 

 

Dự án thông tin về Biển Đông của Vietnam Bussines Consulting
Email: vnsea@mail.ru
Ghi rõ nguồn www.vnsea.net khi phát hành lại thông tin từ website này
Информационный портал VBC об Южно-Китайском море.
Copyright © 2012 Vnsea. Все права защищены.